MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Về hưu với hơn 5 tỷ đồng trong tài khoản, tôi tính giấu kín để dưỡng già nhưng lại “quay xe” cho con trai vì một lý do: Phải chừa đường lui cho mình

17-06-2023 - 00:01 AM | Sống

Về hưu với hơn 5 tỷ đồng trong tài khoản, tôi tính giấu kín để dưỡng già nhưng lại “quay xe” cho con trai vì một lý do: Phải chừa đường lui cho mình

Cố ôm bọc tiền dưỡng già để không phụ thuộc con cái, cuối cùng tôi vẫn phải gửi con trai tiền vì lo sợ một điều.

*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Chu Dư Lâm, được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).

Tự chủ tài chính để không phụ thuộc con cái

Vợ tôi mất vì bệnh nặng 10 năm trước, hiện tại, tôi 73 tuổi và đang sống cùng con trai năm nay đã 38 tuổi. Mặc dù đã bước sang tuổi trung niên nhưng con trai tôi vẫn chưa biết lo nghĩ cho cuộc sống. Gần bốn mươi tuổi nhưng nó vẫn không có khoản tiết kiệm nào cho bản thân khiến tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, khi tôi đem chuyện này ra để khuyên bảo, con trai tôi không để tâm lắm mà chỉ ậm ờ cho qua chứ không có kế hoạch thay đổi gì.

Về hưu với hơn 5 tỷ đồng trong tài khoản, tôi tính giấu kín để dưỡng già nhưng lại “quay xe” cho con trai vì một lý do: Phải chừa đường lui cho mình - Ảnh 1.

Mặc dù đã bước sang tuổi trung niên nhưng con trai tôi vẫn chưa biết lo nghĩ cho cuộc sống. (Ảnh: Sohu)

Trong khi đó, tôi là người sống rất tiết kiệm vì từng có một tuổi thơ nghèo đói. Trải nghiệm đau thương đó khiến tôi hiểu được tầm quan trọng của đồng tiền. Tôi luôn coi tiền là thứ vô cùng quan trọng và không bao giờ để phung phí một xu. Khi còn trẻ, tôi luôn cố gắng làm việc và tích góp để phòng rủi ro cũng như có một khoản tiền để an dưỡng tuổi già.

Góp được bao nhiêu, tôi gửi hết tiền vào ngân hàng. 73 tuổi, cùng với khoản lương hưu hàng tháng, tôi đã có được sổ tiết kiệm trị giá 2 triệu NDT (gần 5 tỷ đồng). Tuy không phải số tiền quá lớn, song tôi nghĩ nhờ nó mà cuộc sống về già của tôi cũng sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên, khoản tiền tiết kiệm này cũng là bí mật của riêng tôi. Bởi tôi nghĩ, nếu con trai biết được điều này, nó sẽ vay và tiêu pha hết.

Theo tính toán, với khoản tiền này, tôi sẽ tự lo cho tuổi già của mình mà không cần phiền đến con cái. Do đó, tôi cũng không có ý định nói hay cho con trai khoản tiết kiệm tuổi già này. Vậy mà một việc xảy ra với đồng nghiệp cũ của tôi là lão Ngũ khiến tôi thay đổi suy nghĩ.

Con cái chính là chỗ dựa cho cha mẹ lúc về già

Lão Ngũ là đồng nghiệp cũ trong đơn vị công tác trước khi tôi nghỉ hưu. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau ngay cả khi không còn đi làm. Vào các ngày trong tuần, hai chúng tôi thường gặp nhau để uống trà và đàm đạo về nhiều chuyện trong cuộc sống.

Lão Ngũ dự định vài năm nữa sẽ dùng số tiền này để tìm một viện dưỡng lão và sống ở đó đến cuối đời. Lương hưu của lão Ngũ không cao, chỉ hơn 4.000 NDT/tháng. Ông cho biết nếu vào viện dưỡng lão thì phải ở riêng một phòng, không muốn ở chung với những người già khác vì muốn được riêng tư. Nếu như thế, số tiền phải bỏ ra cũng rất nhiều nên những năm tháng trước khi nghỉ hưu, lão Ngũ đã làm việc rất chăm chỉ để tích góp tiền bạc.

Về hưu với hơn 5 tỷ đồng trong tài khoản, tôi tính giấu kín để dưỡng già nhưng lại “quay xe” cho con trai vì một lý do: Phải chừa đường lui cho mình - Ảnh 2.

Vào viện dưỡng lão an hưởng tuổi già (Ảnh: Sohu)

Lão Ngũ kể với tôi rằng với khoản tiền 1 triệu NDT hiện có, ông ấy có thể có thể đến ở tại viện dưỡng lão tốt nhất và sống trong căn phòng đơn thoải mái nhất. Vì gia cảnh của con cái không mấy khá giả, ông không muốn những năm tháng tuổi xế chiều của mình cũng phải nhờ vả đến các con. Vậy nên lão Ngũ cũng giống như tôi, không nói với con trai số tiền tiết kiệm của mình mà dự định vài năm nữa sẽ cầm “số tiền khổng lồ” này để sống trong viện dưỡng lão trong âm thầm.

Tuy nhiên, người không bằng trời tính, lão Ngũ chưa kịp vào viện dưỡng lão an hưởng tuổi già thì bị xuất huyết não, phải nhập viện. Do tình trạng nguy kịch, ông được đưa đến phòng ICU. Khoản phí mỗi ngày khi điều trị ở đây tốn gần 10.000 NDT (tương đương 33 triệu đồng) đã khiến con trai của Lão Ngũ chạy đôn chạy đáo khắp nơi để vay mượn chữa trị cho cha.

Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế hạn hẹp, con trai lão Ngũ chỉ duy trì được việc điều trị cho cha trong vòng 1 tháng. Khi đã cố gắng nhưng không thể vay mượn thêm ở đâu nữa, lão Ngũ được chuyển sang phòng thường để điều trị. Tuy nhiên, cũng vì thế mà chỉ 1 tuần sau đó, ông ấy mất.

Tôi không biết điều này cho đến khi được nghe tin từ một người đồng nghiệp cũ khác. Lúc nghĩ đến việc người bạn cũ, tôi vô cùng đau lòng khi nghĩ đến việc lão Ngũ mất vì không có tiền chữa bệnh. Khi tôi nói về số tiền tiết kiệm mà lão Ngũ có, con trai ông ấy đã khóc nức nở và nói nếu rằng như biết đến số tiền đó, bố cậu có thể sống với cậu thêm nhiều năm nữa.

Về hưu với hơn 5 tỷ đồng trong tài khoản, tôi tính giấu kín để dưỡng già nhưng lại “quay xe” cho con trai vì một lý do: Phải chừa đường lui cho mình - Ảnh 3.

Đến cuối cùng dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải lệ thuộc vào con cháu. (Ảnh: Sohu)

Từ sau sự ra đi của lão Ngũ, tôi thường xuyên gặp ác mộng vào ban đêm. Tôi thường mơ thấy mình đột ngột qua đời, toàn bộ số tiền dành dụm trong ngân hàng đã bị mất sạch vì không kịp trao lại cho con trai. Câu chuyện của lão Ngũ khiến tôi phải nhìn lại chuyện của mình.

Quả thực bấy lâu nay tôi cứ nghĩ rằng cứ có nhiều tiền khi về già là toàn quyền làm chủ cuộc sống, thế nhưng chuyện không đơn giản như vậy. Tuổi già sẽ có những biến cố bất thường mà chúng ta không thể nào biết và kiểm soát được. Ví dụ như bệnh tật sẽ ập đến bất ngờ, khiến chúng ta không còn đủ tỉnh táo hoặc không thể làm chủ hoàn toàn cơ thể, suy nghĩ của mình. Lúc đó, dù có ôm trong tay cả "núi tiền" trong tay thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề. Đến cuối cùng dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải lệ thuộc vào con cháu.

Sau khi suy nghĩ cẩn thận, cuối cùng tôi cũng đưa ra quyết định giao sổ tiết kiệm tiền tỷ cho con trai cất giữ. Tôi sẽ ra điều kiện để con trai có thể sử dụng nó một cách hợp lý. Có như thế, sự việc đau lòng như của lão Ngũ mới không xảy ra.

(Theo Toutiao)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên