Velaboost - Startup phụ kiện từng được Shark Phú hào phóng thuyết phục "Tiền không quan trọng, thiếu đâu anh lo" hiện đang ra sao?
Đây là một trong số không nhiều startup trong mùa 5 có vẻ trùng hợp với miếng ghép còn thiếu mà Shark Phú cần.
- 24-03-2023Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
- 23-03-2023Qua rồi thời startup "đốt tiền kiếm khách": Vốn đầu tư mạo hiểm quá đắt đỏ, nhà đầu tư khuyên doanh nghiệp “tự cứu lấy mình”
- 11-03-2023Điểm mặt 5 startup fintech gọi vốn thành công nhất Việt Nam 2022: Hàng tỷ USD đã chảy vào nhà phát triển VNPay, Momo, Axie Infinity, Be và ''mảnh ghép đặc biệt" của Masan
- 10-03-2023Từng khiến Shark Hưng từ chối vì "Các sản phẩm mà cứ trộn lẫn là tôi không thích thú", startup cà phê phối trộn hoa quả hiện kinh doanh ra sao?
- 08-03-2023Tình trạng báo động trong lĩnh vực xe điện: Có startup chỉ đủ tiền sống tới quý 1 của năm 2024, đau đầu giải bài toán làm sao để sản xuất và bán được xe
CEO Lê Hải Vũ của Velaboost - một thương hiệu phụ kiện dành cho smartphone và máy tính của Việt Nam, đến với Shark Tank mùa 5 gọi vốn 4,5 tỷ đồng cho 15% cổ phần, tương đương mức định giá 30 tỷ đồng . Velaboost là một thương hiệu Make in Vietnam, tức là được thiết kế, phát triển sản phẩm tại Việt Nam và thuê gia công ở nước ngoài do anh Lê Hải Vũ (Founder/CEO) và anh Lê Hoàng (Co-founder/Giám đốc Sản phẩm) đồng sáng lập.
Như chia sẻ trên website của Velaboost, nếu chọn Việt Nam để làm tất cả, từ nghiên cứu, sản xuất thì sẽ phải đối mặt với vấn đề nguyên vật liệu, giá thành, mẫu mã, công nghệ và quan trọng nhất là chi phí, nếu tự sản xuất ở trong nước sẽ chưa thể tối ưu tất cả.
Đưa một sản phẩm ra không thể cạnh tranh về nhiều yếu tố, thì dù khách hàng có yêu sản phẩm Việt tới mấy cũng khó lòng ủng hộ khi chất lượng chưa tới và giá cả thì vẫn quá cao.
Velasboost cho rằng: " Điều quan trọng đó là người Việt làm chủ thương hiệu này, sáng tạo ra những sản phẩm tốt thì cho dù đi tới đâu, làm ở đâu thì người làm chủ vẫn là người Việt, những giá trị cao nhất vẫn thuộc về chúng ta".
Điểm nhấn của Velasboost trên thị trường phụ kiện là mục tiêu tạo ra sản phẩm thương hiệu Việt có chất lượng cao ngang với các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Do đó, họ lấy tiêu chuẩn chất lượng của những tên tuổi như Apple, Qualcom là thước đo để "show" về sản phẩm mình.
Chẳng hạn như 5 sản phẩm cable đạt tiêu chuẩn MFi (Made For iPhone/iPad/iPod) - một chứng chỉ chất lượng được cấp bởi Apple hay tai nghe true wireless – tai nghe không dây đầu tiên đạt chuẩn APTX của Qualcom và được xuất hiện trên website của hãng.
Tính đến thời điểm xuất hiện tại chương trình, Velasboost mới hoạt động được 1 năm 1 tháng nhưng đã phát triển ra 29 loại sản phẩm khác nhau, bán ra thị trường khoảng 24.500 sản phẩm. Doanh thu tính từ tháng 4/2021 - tháng 4/2022 đạt 6 tỷ, lợi nhuận gộp khoảng 2 tỷ, lợi nhuận ròng khoảng 15%.
Cuối năm 2020, đầu năm 2021 Velasboost cho ra đời sản phẩm đầu tiên là bộ sạc nhanh 18W đạt chuẩn MFi của Apple. Sau 5 ngày mở bán đã bán được 2.000 sản phẩm sạc và cáp.
Sản phẩm của Velasboost hiện nay đang được gia công tại Trung Quốc, các sản phẩm nhỏ như cáp thì làm từ A đến Z, chấp nhận mở khuôn sản xuất với giá từ 50 – 100 triệu đồng. Với những mẫu sản phẩm được bán ở các nước khác trên thế giới mà cần đầu tư nhiều chi phí cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở khuôn sản xuất thì mua lại độc quyền ở Việt Nam. Lợi nhuận bán lẻ đạt 50 – 70% tùy loại sản phẩm.
Shark Phú là người có hứng thú với Velasboost nhất khi ông đang có nhà máy SMT (Surface Mount Technology – công nghệ dán bề mặt) để sản xuất mạch và đang nghiên cứu làm sạc nhưng chưa thành công vì giá thành đang cao. Ông nhận định để bán được vào các siêu thị điện máy lớn của Việt Nam thì phải bán với số lượng lớn, từ 4 - 5 triệu cái.
Với lợi thế có đầy đủ hệ sinh thái sản xuất, hệ sinh thái kho bãi, Shark Phú đề nghị đầu tư 6 tỷ đồng đổi lấy 50% cổ phần của Velasboost.
Nhận thấy Velasboost phù hợp với mảnh ghép đang còn thiếu nên Shark Phú không ngại thuyết phục: “ Chỉ cần bọn em tập trung vào phát triển sản phẩm, tiền không quan trọng… Còn thiếu đâu anh lo ”, “Em sẽ có hệ sinh thái của bọn anh đằng sau để có thể đáp ứng thị trường rất lớn” và “Anh em mình đầu tư chung với nhau, em bỏ công, anh bỏ vốn, chia 50:50”.
CEO Hải Vũ chia sẻ, Velasboost không chỉ muốn gắn kèm với điện thoại hay máy tính mà muốn sau này làm nhiều sản phẩm khác liên quan đến thiết bị thông minh, công nghệ.
Shark Phú cho biết để có một hệ sinh thái như của ông thì cần khoản tiền rất lớn. Nhưng nếu Hải Vũ tạo mẫu thành công, bán được tất cả các kênh thì doanh số rất lớn. Shark Phú cũng ngỏ ý bên cạnh số tiền đầu tư ban đầu theo tỷ lệ đã cam kết, nếu startup cần thêm tiền thì ông sẽ cho vay mà không thay đổi tỷ lệ. Chủ tịch Sunhouse khẳng định không can thiệp vào việc của startup mà chỉ tham gia sản xuất những sản phẩm bán lớn. Còn những mẫu mã mới thì đội ngũ của Velasboost cứ triển khai.
Sau khi cân nhắc về lời đề nghị của 3 Shark, hệ sinh thái bao gồm nhà máy sản xuất của Shark Phú là phù hợp nhất nên Velasboost đã chấp nhận đề nghị đầu tư 6 tỷ đồng cho 50% cổ phần của vị cá mập này. Tới thời điểm hiện tại, theo thông tin của chúng tôi, việc hợp tác vẫn đang trong quá trình thẩm định, chưa đi đến kết quả cuối cùng.
Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Hải Vũ cho biết, doanh thu năm 2022 của Velasboost đã tăng 3 lần so với năm trước, một phần do hiệu ứng của chương trình Shark Tank, một phần do tình hình dịch bệnh Covid được kiểm soát tốt hơn.
Các kênh bán hàng của Velasboost chủ yếu là các kênh online như shopee, Tiktok, Facebook, Web,... Velasboost dự kiến năm nay ra mắt thêm các sản phẩm liên quan đến gia đình như bàn chải điện, ổ điện, tiến tới xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm phục vụ cuộc sống, các sản phẩm gia dụng thông minh.
Anh Hải Vũ cũng cho biết thêm, đơn vị đã làm việc với các nhà máy mới và năm nay có thể sản xuất một số sản phẩm tại Việt Nam. Do chưa xong deal với Sunhouse nên các đề nghị về việc góp vốn bên ngoài chương trình Shark Tank chưa được cân nhắc, hiện tại Velasboost cũng chưa cần gọi thêm vốn ở các nhà đầu tư mới.
Nhịp sống thị trường