Vén màn bí mật gia tộc 300 tỷ USD thống trị cả UAE
Đứng thứ 4 trong danh sách các gia tộc hoàng gia giàu nhất thế giới năm 2022, Abu Dhabi (gia tộc Al Nahyan) không chỉ là ông trùm dầu mỏ, nhà đầu tư lớn của tập đoàn công nghệ SpaceX và thương hiệu nội y của ca sĩ Rihanna mà còn là chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá danh giá Manchester City.
- 09-12-2022Bé hơn cả một tỉnh của Việt Nam, đây là cách Qatar “nhét” được cả một kỳ World Cup vào đất nước nhỏ bé của mình
- 09-12-2022Đam mê vẫn “hái ra tiền”: Một người phụ nữ 45 tuổi đã kiếm 30 triệu/tháng chỉ bằng cách “chơi” với hoa
- 09-12-2022Bóc trần bí mật đằng sau tòa nhà ‘tái chế’ đầu tiên trên thế giới: Cấu trúc như khối xếp hình, xây ‘đè’ chứ không phá, khiến cả nước Úc hoang mang
Hoàng gia Abu Dhabi đang cai trị 7 Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), bao gồm Abu Dhabi (thủ đô), Ajman, Dubai, Fujairah, Ras Al Khaimah, Sharjah và Umm Al Quwain từ năm 1793.
Theo thống kê, UAE sở hữu khoảng 6% trữ lượng dầu trên toàn thế giới. Lợi nhuận từ dầu mỏ chiếm phần lớn trong khối tài sản của các gia tộc hoàng gia. Vì vậy Al Nahyan cực kỳ giàu có.
Chưa hết, bằng sự đầu tư khôn ngoan vào tập đoàn công nghệ của Elon Musk, thương hiệu nội y của ca sĩ Rihanna, dữ liệu big data và cả các cửa hàng đồ ăn nhanh đã khiến khối tài sản của gia tộc này lên một tầm cao mới. Ước tính từ số liệu của Bloomberg Billionaires, giá trị tài sản ròng của Al Nahyan thấp nhất là 300 tỷ USD (hơn 7 triệu tỷ đồng). Con số này cao hơn khối tài sản của gia đình Walton (225 tỷ USD) - gia tộc giàu nhất thế giới nhờ nắm giữ chuỗi bán lẻ Walmart. Al Nahyan cũng sở hữu ít nhất 3 chiếc siêu du thuyền, trong đó có chiếc du thuyền lớn nhất thế giới.
Xác định chính xác mức độ giàu có của hoàng gia là điều khó khăn vì ranh giới giữa gia tộc và quốc gia thường khá mờ nhạt. Theo trường hợp của gia tộc Al Nahyan - những người cai trị UAE cách đây nửa thế kỷ, có một số tài sản là tài sản riêng, những tài sản khác được quy định thuộc quỹ đầu tư của nhà nước. Nhưng số tài sản cá nhân của Al Nahyan vượt xa các gia tộc vùng vịnh khác, bao gồm cả gia tộc Saud cai trị Ả Rập Xê Út.
Sheikh Tahnoon - con trai cố tổng thống Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan của UAE quản lý một đế chế rộng lớn. Ông là người đứng đầu quỹ chủ quyền ADQ của Abu Dhabi cũng như ngân hàng First Abu Dhabi. Trong khối tài sản cá nhân, gia tộc này sở hữu International Holding - công ty đầu tư đã tăng gần 28.000% (trong 5 năm), lớn hơn cả các tập đoàn hàng đầu như McDonald, Nike và Blackstone.
Các tài sản của Al Nahyan bao gồm câu lạc bộ bóng đá Manchester City, hơn mười cung điện bao gồm lâu đài Chateau de Baillon ở phía bắc Paris và quảng trường Berkeley tại London. Nhưng sự phát triển của gia tộc phần lớn nhờ tập đoàn Royal Group - công ty mẹ đa lĩnh vực từ tài chính đến máy móc với 27.000 nhân viên.
Khi sự giàu có của gia tộc Al Nahyan tăng lên, ảnh hưởng của họ trong khu vực và trên toàn thế giới cũng tăng. Sheikh Tahnoon là người nắm vai trò nòng cốt trong bộ máy kinh tế hoàng gia cũng như một sứ giả chính trị quan trọng. Nhằm hỗ trợ chính sách mở rộng ảnh hưởng quốc gia trên thế giới của anh trai - tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed (MBZ), ông Tahnoon đã tập trung đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.
Sheikh Tahnoon và anh trai MBZ là thành viên trong nhóm sáu anh em hoàng gia - Bani Fatima. Họ đều là con trai của người sáng lập UAE Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan với người vợ thứ ba của ông. Ngoài ra, gia tộc còn có Sheikh Mansour - người từng giữ chức phó thủ tướng, chủ tịch ngân hàng trung ương và người đứng đầu quỹ đầu tư Emirates Investment Authority. Ông cũng là một nhân vật chủ chốt để góp phần gây dựng nên tài sản gia đình.
Theo Barrack, mối quan hệ cũng như việc làm ăn của Tahnoon thật sự “khổng lồ”. Rất nhiều doanh nghiệp lớn, các nhà đầu tư của quỹ đầu tư quốc gia (SWF) và đối tác đến công ty của Tahnoon thường xuyên. Thậm chí có nhiều vị khách quý như ông trùm bất động sản Sam Zell, tỷ phú giàu nhất châu Á Gautam Adani hay chủ tịch ngân hàng Jaime Gilinski.
Trong khi Sheikh Tahnoon tiến hành các hoạt động ngoại giao con thoi trên khắp Trung Đông, ông đã giao những trách nhiệm quan trọng trong đế chế kinh doanh của mình cho một số cố vấn đáng tin cậy. Một trong những người đóng vai trò mạnh mẽ là Sofia Abdellatif Lasky - chuyên gia tài chính gốc Ma-rốc, người đã làm việc với Sheikh Tahnoon trong hai thập kỷ.
Theo dữ liệu tổng hợp từ Bloomberg, một số khoản đầu tư của Royal Group đã tăng giá trị với số tiền đáng kinh ngạc trong những năm gần đây. Và tập đoàn International Holding (IHC) đứng đầu danh sách lợi nhuận này (hơn 1 tỷ USD trong năm năm). Giờ đây IHC là công ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất UAE.
Tuy nhiên dù quy mô và lợi nhuận lớn nhưng IHC không thu hút được các nhà đầu tư quốc tế. Công ty này cũng không nằm trong danh sách 4500 công ty được chỉ số MSCI toàn cầu theo dõi và đánh giá. Vì vậy, một số người quan ngại về vấn đề thiếu minh bạch của IHC.
Mặc dù Royal Group là đối tượng được săn đón, nhưng hầu hết các ngân hàng quốc tế đều tránh thực hiện giao dịch với IHC do hoài nghi rằng giá trị thị trường của công ty này bị thổi phồng. IHC hầu như chỉ dựa vào nguồn tài chính nội địa, giao dịch với thị giá cao hơn 18 lần so với giá trị sổ sách. So với công ty Berkshire Hathaway của Warren Buffett, tỷ lệ này chỉ là 1,5.
Có lẽ nhờ các lợi ích gia tộc, bao gồm quyền kiểm soát sàn môi giới chứng khoán và quyền sở hữu quỹ chủ quyền (ADQ) khiến IHC nhận được nhiều đặc ân. Vào cuối tháng 11, công ty này đã phát hành cổ phiếu cho một tập đoàn khác của Abu Dhabi để đổi lấy cổ phần của các doanh nghiệp bao gồm Alpha Dhabi Holding PJSC, các công ty hạng ba tại UAE và một số công ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất khác của đế chế hoàng gia.
Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh chóng của nhiều công ty đầu tư đã cho thấy “sự bành trướng” của gia tộc Al Nahyan. Trong khi Dubai từ lâu đã thu hút sự chú ý của quốc tế, thì tiểu vương quốc “dầu mỏ” này lại củng cố vị thế người thống trị UAE của mình bằng cách cứu trợ người hàng xóm 20 tỷ USD sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính.
Gia tộc còn đầu tư thêm các điểm du lịch, bao gồm công viên giải trí Ferrari World, bảo tàng Louvre ở Paris và đường đua Công thức 1.
UAE, Ả Rập Xê Út và Qatar đều đang thúc đẩy nền kinh tế của họ trước khi kỷ nguyên dầu mỏ kết thúc. Đặc biệt là tận dụng cơ hội khi Mỹ và châu Âu đang phải đối mặt với tình hình lạm phát và dịch Covid tại Trung Quốc.
IHC đã thể hiện tham vọng toàn cầu của Abu Dhabi. Giám đốc điều hành Syed Basar Shueb cho biết, trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8, công ty có kế hoạch sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào các thị trường bao gồm Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ với các lĩnh vực như thực phẩm, cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe.
Sau khi Sheikh Tahnoon gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào năm ngoái, IHC đã mua 50% cổ phần của một công ty năng lượng tái tạo của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó cũng đầu tư gần 2 tỷ USD vào ba công ty thuộc sở hữu của tỷ phú Ấn Độ Adani sau khi các nước ký thỏa thuận thương mại.
Nhóm 42 (Group 42) đã thể hiện mối liên hệ trực tiếp giữa kinh doanh và quyền lực ở Abu Dhabi. Sau khi UAE và Israel bình thường hóa quan hệ, công ty trí tuệ nhân tạo do Sheikh Tahnoon làm chủ tịch đã trở thành công ty đầu tiên của Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất mở văn phòng tại Israel.
Trong tương lai gia tộc Al Nahyan sẽ còn phát triển thịnh vượng và nâng tầm ảnh hưởng hơn nữa.
Nhịp sống thị trường