Venezuela - từ "thiên đường dầu mỏ" đến tận cùng khủng hoảng
17 năm chi tiêu không kiểm soát đã đẩy ngân sách của Venezuela - đất nước sở hữu trữ lượng dầu lửa hàng đầu thế giới - trở nên kiệt quệ khi mà giá dầu giảm kỷ lục. Sau tất cả, người dân vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi lớn nhất. Ngay cả nhu cầu ăn uống tối thiểu họ cũng không thể đạt được.
- 24-05-2016Công chức Venezuela đi làm 2 ngày/tuần, ổ bánh mỳ giá 170 USD
- 23-05-2016Ở Venezuela 1 hộp bao cao su có giá 755 USD
- 20-05-2016Coca-Cola tại Venezuela ngưng sản xuất vì thiếu đường
"Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm"
Venezuela nằm trong châu lục mà Christopher Columbus gọi là “vùng đất của ân sủng” với tài nguyên thiên nhiên phong phú từ dầu mỏ cho đến đất đai màu mỡ.
Nhưng cho dù có sở hữu điều kiện thuận lợi như thế nào sau 7 năm chi tiêu không kiểm soát, ngân sách của đất nước sở hữu trữ lượng dầu lửa hàng đầu thế giới cũng trở nên kiệt quệ. Và người chịu thiệt thòi nhiều nhất, không ai khác chính là những chủ nhân của đất nước - người dân Venezuela.
Bức ảnh một người đàn ông dùng tờ 2 bolivar để gói bánh thay cho giấy ăn được phát tán với tốc độ chóng mặt trên mạng hồi tháng 8/2015 là tiếng chuông báo động đầu tiên chỉ ra thực tế khó khăn và lạm phát leo thang tại quốc gia Nam Mỹ này.
Đồng 2 bolivar không đủ để mua một tờ giấy ăn. Ảnh: Reddit
Mặc dù một loạt động thái cứu nguy nền kinh tế đã được tung ra ngay lập tức như động thái bán vàng dự trữ để trả nợ, rút 467 triệu USD từ quỹ tiết kiệm tại IMF trong tháng 10/2015,vay tiền Trung Quốc và in thêm tiền. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn không có dấu hiệu hồi phục.
Càng ngày, những hình ảnh về cuộc sống khốn khổ của người dân do không có đồ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hàng ngày xuất hiện dày đặc hơn trên các trang báo quốc tế.
Ngồi trên "túi dầu thế giới" nhưng người dân Venezuela phải thắp sáng bằng đèn sáp – một nghịch lý khó tin. Ảnh: EPA.
Người dân Venezuela phải sống với cảnh xếp hàng để mua hàng hóa mỗi ngày.
Cảnh người dân lũ lượt xếp hàng bên ngoài một siêu thị tại Caracas ngày 13/1/2015. Vào thời điểm này Venezuela thiếu hụt 1/3 hàng hóa cần thiết. Lạm phát năm 2014 ở mức 64%. Ảnh: FEDERICO PARRA/ Stringer
Cơ hội mua được hàng hóa là rất hiếm hoi do đó những người dân Venezuela thường phải cố gắng mua nhiều nhất có thể để tích trữ.
Một người dân Venezuela đã mua được khá nhiều đồ ăn sẵn tại siêu thị. Anh phải dùng một chiếc xe kéo để đẩy về nhà. Ảnh: FEDERICO PARRA/ Stringer
Để mua được nhiều hàng họ phải thức dậy từ sớm, thậm chí ăn trực nằm chờ trước cửa các siêu thị chỉ đợi đến giờ mở cửa để mua đồ.
Zulay Molina phải để 3 đứa con của mình ngủ trên vỉa hè, còn chị thì đứng chờ siêu thị mở cửa để có thể ngay lập tức lao vào mua hàng. Ảnh Leo RAMIREZ/ AFP
Để tránh tình trạng hỗn loạn, tranh giành nhau vì hàng hóa, những người đến mua đồ được đánh số thứ tự trên tay.
Những người đàn ông khoe cánh tay được đánh số của mình trong khi chờ đợi siêu thị mở cửa. Ảnh: Leo RAMIREZ/ AFP
Nhưng siêu thị cũng quy định số lượng hàng hóa tối đa mà mỗi người được mua để đảm bảo ai cũng có đồ để dùng.
Tấm biển "Mỗi người chỉ mua 6 can. Xin cảm ơn" được dán tại một siêu thị Caracas. Ảnh: EPA
Giới hạn của sức chịu đựng là đấu tranh
Kể từ thời điểm tiếng chuông cảnh báo đầu tiên rung lên, cho đến gần một năm sau, sức chịu đựng của người dân đã bị đẩy lên đến cảnh giới. Đó là sự đấu tranh. Tình trạng thiếu ăn, thiếu thuốc men, thiếu điện, thiếu nước… đã gây bất ổn xã hội lớn, cướp bóc bạo lực tràn lan.
Một siêu thị ở Venezuela bị cướp sạch hàng hóa, thực phẩm. (Ảnh: THE MONTSERRAT REPOTER)
Một con dê bị binh sĩ giết thịt chống đói sau khi cướp của một người dân. (Ảnh: EL CARORENO)
Biểu tình xảy ra khắp nơi. Hàng ngàn người biểu tình tràn vào trung tâm thủ đô Caracas.
Cảnh sát chống bạo động ngăn người biểu tình. Ảnh: REUTERS
Một phụ nữ trúng hơi cay được chuyển khỏi hiện trường. Ảnh: REUTERS
Không có tiền để nhập khẩu lương thực, hàng hóa nước ngoài nhưng Venezuela cũng không thể tự sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân trong nước. Chính sách quốc hữu hóa tài sản đã khiến cho hoạt động trồng trọt, sản xuất trở nên khó khăn.
Jorge Escalante - 80 tuổi đứng tại trang trại chăn nuôi bò đã từng bị trưng thu của mình ở Calabozo, Venezuela. Hồi trước trang trại vẫn còn 400 con bò, sau khi hết hạn trưng thu cho đến bây giờ, hoạt động chăn nuôi suy giảm, giờ chỉ còn lác đác vài con. Ảnh: Alejandro Cegarra / MatClatchy
Một chú chó đi ngang qua cánh đồng ngô khô héo tại Guarico, Venezuela. Không có mưa cùng kết hợp với thiếu hụt vật tư cho nông dân là hai nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng sản xuất lương thực. Ảnh: Alejandro Cegarra / MatClatchy
Một cậu bé chạy qua một trang trại bỏ không tại Guarico, Venezuela. Nhiều trang trại khác trong vùng đã không còn hoạt động sau khi được trả lại chủ sở hữu. Ảnh: lejandro Cegarra / MatClatchy
Máy kéo để trơ trọi tại một trang trại đã bị từng bị trưng thu. Ảnh: lejandro Cegarra / MatClatchy
Lối thoát nào cho Venezuela? Theo ông Gregory Wilpert, tác giả cuốn sách "Changing Venezuela By Taking Power”, nếu chính phủ quyết định dỡ bỏ cơ chế kiểm soát giá và tỉ giá hối đoái thì tình trạng nguy kịch có thể được đẩy lùi.