MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì đâu giá dầu không ngừng lao dốc?

18-08-2021 - 13:06 PM | Thị trường

Vì đâu giá dầu không ngừng lao dốc?

Giá dầu thô trên thị trường thế giới đã giảm 3 phiên liên tiếp trong bối cảnh gia tăng lo ngại về nhu cầu xăng dầu, nhất là ở Châu Á, khi virus biến thể Delta tiếp tục lan rộng.

Dữ liệu kinh tế mới nhất từ Trung Quốc cho thấy sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư cố định của nước này trong tháng 7 đều chậm lại hơn nhiều so với dự kiến, là dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang mất đà tăng. Trong khi đó, số ca nhiễm Covid-19 gia tăng trở lại ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, buộc một số quốc gia, bao gồm Australia và Nhật Bản đã siết chặt các quy định chống Covid-19.

Kết thúc phiên này, giá dầu Brent giảm 48 US cent, tương đương 0,7%, xuống 69,03 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 70 US cent, tương đương 1% xuống 66,59 USD/thùng.

Đồng đô la tăng phiên thứ hai liên tiếp bởi nhu cầu trú ẩn an toàn càng gây áp lực giảm giá dầu. 

Chỉ số đô la Mỹ (dollar index) ngày 17/8 kết thúc phiên đã tăng 0,5% sau khi dữ liệu bán lẻ của Mỹ gây thất vọng, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới gia tăng và tình hình hỗn loạn ở Afghanistan làm giảm nhu cầu đối với các tài sản rủi ro lớn như cổ phiếu. Chỉ số đô la Mỹ (dollar index) phiên này tăng 0,5% sau khi dữ liệu bán lẻ của Mỹ gây thất vọng, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới gia tăng và tình hình hỗn loạn ở Afghanistan làm giảm nhu cầu đối với các tài sản rủi ro lớn như cổ phiếu.

Các quỹ đầu cơ và các nhà quản lý tiền tệ đã cắt giảm khoảng 21.777 hợp đồng các vị thế mua ròng hợp đồng dầu thô tương lai và quyền chọn ở New York và London trong tuần tính đến ngày 10 tháng 8 xuống còn 283.601, theo đó vị thế mua ròng dầu Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, ngày thứ Ba (17/8) đã mở rộng tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và các khu vực khác và công bố quyết định bổ sung thêm 7 tỉnh vào danh sách các địa phương ban bố tình trạng khẩn cấp về Covid-19 khi mà chỉ còn 1 tuần nữa là diễn ra thế vận hội Paralympic.

Các ca mắc mới ở Tokyo đã tăng gấp 3 lần trong 17 ngày diễn ra Thế vận hội. Số ca nhiễm Covid-19 mới ở Nhật trong ngày 17/8 đã lên tới gần 15.000 ca, đánh dấu ngày thứ 14 liên tiếp số ca mắc mới trên 10.000 ca/ngày.Mặc dù các chuyên gia y tế cho biết sự gia tăng này không liên quan trực tiếp đến Thế vận hội Tokyo, tuy nhiên có tác động gián tiếp đến sự chủ quan của người dân do cảm giác "an toàn" mà Thế vận hội mang lại.

Virus biến thể Delta bùng phát làm chệch hướng nhu cầu xăng dầu trên toàn cầu

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc, cũng như việc dịch bệnh đang tiếp diễn trên khắp thế giới đã tác động mạnh mẽ lên giá dầu.

Các chính phủ có thể sẽ tái áp dụng các bện pháp giãn cách xã hội cho đến khi có những dấu hiệu rõ ràng hơn cho thấy dịch bệnh đã được kiểm soát và khi mùa Đông ở bán cầu Bắc qua đi. Do đó, hoạt động vận tải hàng không đường dài – lẽ ra được mở cửa rộng rãi trở lại từ quý II/2021 nhưng bị hoãn lại do dịch bệnh bùng phát – có thể sẽ tiếp tục bị hoãn cho đến năm 2022. Tiêu thụ xăng trong ngành hàng không đặc biệt quan trọng đối với sự hồi phục hoàn toàn tiêu thụ xăng dầu toàn cầu.

Bức tranh tiêu thụ xăng dầu trên thế giới vốn đã không đồng đều bởi những mảng sáng tối, nay càng bị che mờ bởi virus biến thể Delta.

Tiêu thụ xăng dầu ở Mỹ, đã hồi phục trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch, nhưng gần đây đã đột ngột thay đổi từ lĩnh vực tiêu dùng sang lĩnh vực công nghiệp và vận tải hàng hóa, phản ánh sự hồi phục không đồng đều ở thị trường này.

Theo đó, số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, tổng khối lượng các sản phẩm xăng dầu cung cấp cho thị trường trong nước đã tăng lên 20,1 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 5, chỉ còn thấp hơn 300.000 thùng/ngày (1,4%) so với cùng tháng năm 2019, là trước khi xảy ra đại dịch, và cao hơn 200.000 thùng/ngày (1,1%) so với mức trung bình 5 năm trước đại dịch (2015-2019).

Trong khi đó, tiêu thụ chất lỏng khí hydrocacbon (HGLs), chủ yếu được sử dụng trong ngành hóa dầu và các ngành công nghiệp khác, đã tăng trưởng mạnh mẽ, che lấp sự phục hồi chưa hoàn toàn về nhiên liệu cung cấp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, mức tiêu thụ xăng mặc dù chỉ giảm 4% so với năm 2019 và dầu diesel giảm 6%, nhưng tiêu thụ nhiên liệu máy bay vẫn giảm 26%, chủ yếu do các chuyến bay quốc tế giảm mạnh. Ngược lại, tiêu thụ xăng dầu thành phẩm là 16,5 triệu thùng/ngày, giảm so với mức 17,5 triệu thùng/ngày của hai năm trước đó và mức trung bình 5 năm là 17,3 triệu thùng/ngày.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở những khu vực tiêu thụ dầu chủ chốt khác, bao gồm Châu Âu và Trung Quốc, sông dữ liệu tiêu thụ xăng dầu ở những khu vực này sẽ được công bố muộn hơn.

Tại Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế rõ ràng đang bị tổn thương bởi đợt bùng phát Covid-19 mới. Doanh số bán lẻ tháng 7 đã tăng trưởng chậm lại đáng kể, và lũ lụt cũng như số ca nhiễm Covid-19 gia tăng trở lại làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Hoạt động chế biến dầu thô trung bình ngày của Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - trong tháng vừa qua cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020, do các nhà máy lọc dầu độc lập cắt giảm sản lượng trong bối cảnh hạn ngạch thắt chặt hơn, tồn kho tăng và lợi nhuận giảm. Khối lượng dầu chế biến trong tháng 7 chỉ đạt 59,06 triệu tấn, tương đương 13,9 triệu thùng/ngày, thấp hơn 0,9% so với cùng tháng năm 2020, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho biết.

Vì đâu giá dầu không ngừng lao dốc? - Ảnh 1.

Hoạt động lọc dầu ở Trung Quốc chậm lại

Tại Nhật Bản, nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ tư thế giới, nhiều nhà phân tích nhận định tăng trưởng kinh tế trong quý hiện tại chỉ ở mức khiêm tốn khi các hạn chế khẩn cấp được gia tăng để đối phó với tình trạng số ca nhiễm Covid-19 mới cao kỷ lục, làm ảnh hưởng đến chi tiêu của các hộ gia đình. Moody's cho biết: "Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP của Nhật Bản sẽ tiếp tục chịu áp lực trong quý 3 do chi tiêu và sản xuất tiếp tục gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch gây gián đoạn các hoạt động".

Ấn Độ cũng bắt đầu rút dầu từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu của mình, mặc dù giá dầu thô thế giới đang giảm.

Trong bối cảnh hiện tại, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết hôm thứ Năm tuần trước (12/8) đã hạ dự báo về triển vọng thị trường dầu mỏ trong thời gian tới, theo đó dự kiến tốc độ tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại từ nay đến cuối năm.

Trong báo cáo tháng 8 này, IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ năm 2021 sẽ thấp hơn 300.000 thùng/ngày so với mức dự báo tháng 7, tương đương 5,3 triệu thùng/ngày so với năm ngoái, lên 96,2 triệu thùng/ngày. IEA cũng cho biết sản lượng khai thác dầu toàn cầu dự kiến tiếp tục tăng sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) nhất trí tăng sản lượng.

Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao thuộc OANDA, cho biết: "Chúng tôi tiếp tục cho rằng mức hỗ trợ của giá dầu WTI sẽ là 65 USD, nhưng khả năng giá dầu tăng trong những ngày tới là rất thấp".

Tham khảo: Reuters

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên