Vị hoàng hậu được mệnh danh là ‘mỹ thần’ Trung Hoa: Từng khiến 6 vị hoàng đế say mê, thay phiên chiếm giữ, đến già vẫn có người tranh giành
Khi diện kiến Tiêu thị lúc còn nhỏ, thầy bói chỉ nói đúng 8 chữ: "Mẫu nghi thiên hạ, mệnh đới đào hoa". Cuộc đời của bà quả đúng như vậy.
- 22-03-2024Chiêm ngưỡng căn "tứ hợp viện" 300 tỷ giữa lòng Bắc Kinh của "Kế Hoàng hậu" Châu Tấn
- 07-03-2024Hoàng hậu "vạn người mê" của Bhutan dự tiệc nhà tỷ phú giàu nhất châu Á: Xinh đẹp ngút ngàn, hiếm hoi thể hiện cử chỉ thân mật với chồng
- 15-01-2024Hoàng hậu "vạn người mê" của Bhutan tham dự đám cưới Hoàng tử Brunei, nhan sắc hiện tại khiến ai cũng bất ngờ
Tiêu Hoàng hậu hay còn gọi là Dạng Mẫn Hoàng hậu xuất thân là công chúa của Lương Minh Đế, Hoàng đế nước Tây Lương. Sử sách ghi lại, Tiêu thị được mô tả như một vật báu của nhân gian. Vừa chào đời, nàng đã xinh một bông hoa mẫu đơn, sắc đẹp tuyệt trần, dường như mọi thứ hoàn hảo nhất đều quy tụ nơi bà.
Thầy bói từng hết sức kinh ngạc trước diện mạo của Tiêu thị. Sau một hồi gieo quẻ kỹ lưỡng, người này chỉ kết luận đúng 8 chữ "mẫu nghi thiên hạ, mệnh đới đào hoa".
Năm 13 tuổi, Tiêu thị đã lên ngôi hoàng hậu và từ đó, nàng liên tiếp trải qua những lần thay danh đổi phận như Hoàng hậu của Tùy Dương, thục phi của Vũ Văn Hóa Cập, vợ lẽ của Đậu Kiến Đức, Hoàng hậu hai đời vua Turkic và cuối cùng trở thành Chiêu Dung trong hậu cung của vua Đường Lý Thế Dân.
Theo ghi chép, vì Tiêu thị sinh vào ngày xấu và Lương Minh Đế tin vào điều mê tín này nên đã giao con gái cho người khác nuôi dưỡng. Gia cảnh của người này khá nghèo túng.
Ngày tháng trôi qua, Tiêu thị đã lớn lên thành một cô gái xinh đẹp. Mặc dù ăn mặc rất đơn giản, nhưng khí chất cao quý của bà không thể che giấu được.
Năm 580, để tri ân sự giúp sức của Lương Minh Đế trong cuộc nội chiến nhà Tùy, Tùy Văn Đế Dương Kiên hỏi cưới một công chúa Tây Lương cho con trai của mình Tấn vương Dương Quảng. Lương Minh Đế khi đã cho thầy bói xem mệnh các công chúa của mình nhưng không ai hợp tuổi hợp mệnh với Dương Quảng. Bất đắc dĩ, Lương Minh Đế mới cho người đưa Tiêu thị hồi cung và chuẩn bị gả sang nhà Tùy.
Song lúc này Tiêu thị mới 9 tuổi nên chưa gả đi ngay. Nàng được Độc Cô Hoàng hậu yêu mến như con ruột, mời rất nhiều thầy giỏi đến dạy cầm kỳ thi họa. Nhờ vậy mà chỉ vài năm sau, Tiêu thị đã trở thành một nữ nhân tuyệt sắc đa tài đa nghệ.
Vốn háo sắc nên ngay khi nhìn thấy nhan sắc tuyệt trần của người vợ đã được thân mẫu lựa chọn, Dương Quảng đã muốn đưa nàng vào cung. Và năm Dương Quảng 25 tuổi, không chờ đợi thêm được nữa, hôn lễ giữa Tiêu Thị và Dương Quảng được cử hành, nàng chính thức trở thành vương phi của Tấn vương.
Năm 600, Tùy Văn Đế phế truất Thái tử và đưa Dương Quảng lên thay thế, Tiêu vương phi lập tức trở thành Thái tử phi.
Năm 604, Tùy Văn Đế băng hà, Thái tử Dương Quảng nối ngôi, lấy hiệu Tùy Dạng Đế, Tiêu thị được sách lập làm Hoàng hậu. Tùy Dạng Đế dù sống phong lưu xa hoa và có hậu cung hàng nghìn cung phi nhưng vẫn luôn tôn trọng Tiêu Hoàng hậu.
Năm 618 sau Công Nguyên, Vũ Văn Hóa nổi dậy và ám sát Dương Quảng. Sau đó, hắn đã chiếm đoạt Tiêu Hoàng hậu. Tất nhiên, có hai lý do chính để Vũ Văn Hóa làm điều này, một là vì bà xinh đẹp, hai là để củng cố thế lực cai trị của ông.
Sau đó, ông đưa cháu (gọi bằng bác) của Tùy Dạng Đế là Dương Hạo lên làm Hoàng đế. Tuy nhiên, Vũ Văn Hóa đã nhanh chóng bị mọi người phản đối, Đậu Kiến Đức đã tập hợp một đội quân nổi dậy trong dân chúng, dưới sự lãnh đạo của ông, quân phản loạn đã chiếm được cung điện, và Vũ Văn Hóa chết dưới tay họ.
Sau khi Đậu Kiến Đức xưng vương, ông cũng chiếm giữ Tiêu Hoàng hậu. Lúc này, Tiêu Hoàng hậu dù đã ở tuổi trung niên nhưng vẫn rất xinh đẹp.
Vào thời điểm này, thế lực của người Turkic ở phương Bắc không ngừng lớn mạnh và đang tiến về Trung Nguyên. Em gái của Tùy Dạng Đế được gả cho Hòa Thân Khả Hãn, Nghĩa Thành công chúa, nghe tin Lý Uyên đã xưng đế ở Trường An lại biết nơi ở của Tiêu hoàng hậu bèn phái sứ giả tới Lạc Thọ đón chị dâu.
Trước tình thế đó, Đậu Kiến Đức không dám đối đầu với người Turkic, chỉ còn cách giao lại Tiêu hoàng hậu và người của hoàng tộc cho sứ giả.
Sau bao năm phiêu bạt, sức hấp dẫn và quyến rũ của Tiêu Hoàng hậu vẫn tiếp tục làm hai vị vua của Turkic là Xử La Khả Hãn và Hiệt Lợi Khả Hãn mê mẩn..
10 năm sau, quân của Đường Thái Tông Lý Thế Dân đánh chiếm được Turkic. Khi đó, Tiêu hoàng hậu đã 48 tuổi, Lý Thế Dân mới 33 tuổi nhưng khi Tiêu hoàng hậu vào cung, Lý Thế Dân đã bị chinh phục hoàn toàn trước nhan sắc của Tiêu Hoàng hậu ngay lần đầu nhìn thấy nàng.
Mặc cho quần thân ra sức can ngăn, Lý Thế Dân không màng tới những lời bình phẩm lập tức phong bà làm Chiêu Dung. Theo các nhà sử học, sở dĩ Lý Thế Dân sủng ái Tiêu hoàng hậu là bởi 2 nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Lý Thế Dân tìm thấy cảm giác an toàn ở Tiêu hoàng hậu. Lý Thế Dân từ nhỏ đã không có được tình thương của mẹ, ông luôn cảm thấy bản thân thiếu đi thứ tình cảm ruột thịt này. Tiêu hoàng hậu đã vào độ tuổi chín mùi, ở bà có sự mặn mà, trưởng thành của người mẹ, có lẽ vì thế Lý Thế Dân thấy tâm hồn mình được an ủi.
Thứ hai, có lẽ là bởi một câu nói của Tiêu hoàng hậu. Khi mừng Tiêu Chiêu Dung tới hậu cung, Lý Thế Dân đã tổ chức một bữa tiệc chào đón. Ông đã bày tiệc với rất nhiều món cao lương mỹ vị, cho cung nữ gảy đàn hát ca cả ngày, thắp đèn sáng rực hoàng cung…
Sau đó, Lý Thế Dân hỏi Tiêu Hoàng hậu rằng: "Nàng cảm thấy cảnh tượng này so với Tùy cung năm xưa thế nào?". Tiêu Chiêu Dung nhẹ nhàng đáp: "Bệ hạ là hoàng đế khai quốc, sao lại tự đem bản thân mình so với một vị vua làm mất nước?". Lý Thế Dân lập tức hiểu ẩn ý trong câu trả lời của Tiêu Hoàng hậu, ngài rất hài lòng với tài ứng phó thông minh của bà. Vì thế, Lý Thế Dân càng thêm yêu mến, sủng ái Tiêu Hoàng hậu.
Dưới sự bảo vệ của Lý Thế Dân, Tiêu Hoàng hậu sống một cuộc sống vô cùng thoải mái trong những năm tháng sau này, và bà sống đến năm 81 tuổi.
Đời sống và pháp luật