MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 thông tin kinh tế nổi bật tuần qua

HSBC đã vừa công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI™) tháng 1 mạnh nhất 33 tháng, tháng 1 nhập siêu khoảng 100 triệu USD... là những thông tin kinh tế quan trọng trong tuần từ 3/1 - 7/1/2014.

Tháng 1, TP.HCM thu hút trên 23 triệu USD vốn FDI

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, tháng 1/2014, thu hút đầu tư nước ngoài FDI tiếp tục có chuyển biến tốt và cải thiện cả về quy mô lẫn số vốn đầu tư.

Cụ thể, thành phố cấp phép thành lập mới 15 dự án FDI với số vốn 19,9 triệu USD, tăng 15,4% về số dự án và 51,5% về vốn so với cùng kỳ 2013. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng điều chỉnh tăng vốn cho hai dự án với số vốn đầu tư là 3,3 triệu USD.

Tính chung tổng vốn FDI đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng vốn là 23,2 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, trong tháng vừa qua, TP.HCM cũng cấp phép thành lập mới cho 1.415 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 7.111 tỷ đồng, tăng 11% về số lượng và tăng 54% về vốn đăng kí so với cùng kì năm 2013.

Tháng 1 nhập siêu khoảng 100 triệu USD

Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu tháng 1 ước tính 100 triệu USD, bằng 0,97% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Trong tháng 1, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 10,3 tỷ USD, giảm 11,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 17,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 6,8 tỷ USD, giảm 8,2%.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1 ước tính đạt 10,4 tỷ USD, giảm 14,6% so với tháng trước, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài đạt 5,8 tỷ USD, giảm 7,9%; khu vực kinh tế trong nước đạt 4,6 tỷ USD, giảm 21,9%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 1 năm nay giảm 1,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 2,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,5%.

Cả nước có hơn 30% địa bàn XK đạt 1 tỷ USD trở lên

Theo cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của các địa bàn đạt từ 1 tỷ USD trở lên gồm 19 tỉnh, thành phố:

Như vậy, cả nước đã có trên 30%, tức là có gần 1/3 tổng số địa bàn- đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên; có gần 14,3% địa bàn đạt trên 2 tỷ USD trở lên; có 4 địa bàn đạt trên 10 tỷ USD, đặc biệt có 2 địa bàn đạt trên 25 tỷ USD là TPHCM và Bắc Ninh.

Trong 6 vùng kinh tế của Việt Nam, đã có 5 vùng có thành viên nằm trong “câu lạc bộ” các địa bàn có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên (chỉ có 1 vùng là Tây Nguyên không có tỉnh nào, nhưng có Đắk Lắk đạt xấp xỉ (982,7 triệu USD).

3 vùng có số thành viên nhiều nhất (5 thành viên) là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Có 2 vùng có 2 thành viên là vùng núi và Trung du phía Bắc và duyên hải miền Trung. Kim ngạch xuất khẩu của 19 thành viên “câu lạc bộ” đạt trên 115,7 tỷ USD, chiếm 87,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

HSBC: PMI tháng 1 mạnh nhất 33 tháng

Ngày 6/02/2014 vừa qua, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) phối hợp cùng với công ty Markit Economics đã công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI™) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 1/2014.

Đà tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất Việt Nam tiếp tục mạnh lên trong tháng đầu tiên của năm 2014.

Đà tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất Việt Nam tiếp tục mạnh lên trong tháng đầu tiên của năm 2014 nhờ đà gia tăng sản lượng mạnh nhất kể từ tháng 4/2011 và sức mua mạnh nhất từ trước đến nay.

Bên cạnh đó, khối lượng công việc cao hơn đã khiến các doanh nghiệp tuyển thêm nhân viên cho 6 tháng tới và giá sản lượng cũng tăng nhẹ do chi phí đầu vào cao hơn.

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam do HSBC và Markit Economics khảo sát tăng tháng thứ hai liên tiếp, từ 51.8 trong tháng 12/2013 lên 52.1 trong tháng 1/2014, đánh dấu tháng cải thiện thứ 5 liên tiếp của các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất.

Đồng thời, đây cũng là mức tăng mạnh thứ hai trong lịch sử của chỉ số này, chỉ sau đà tăng trưởng kỷ lục đạt được trong tháng 4/2011.

HSBC: Việt Nam đón năm 2014 tràn đầy hy vọng

HSBC vừa công bố báo cáo "Triển vọng kinh tế vĩ mô tháng 2/2014". Đánh giá “hy vọng về tiềm năng của Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là trong giới đầu tư quốc tế” nhưng HSBC cho rằng nền kinh tế còn khá mong manh với nhiều khó khăn chính yếu vẫn chưa được giải quyết.

Những người làm chính sách phải giải quyết các vấn đề đang cản trở hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp nội địa

Theo đánh giá của HSBC, tốc độ tăng trưởng trong năm 2013 đạt 5,4% đa phần được dẫn dắt bởi khối dịch vụ và dòng vốn đầu từ nước ngoài ổn định đổ vào lĩnh vực sản xuất. Tăng trưởng nguồn vốn FDI đăng ký và giải ngân trong năm 2013 đạt tỷ lệ khá ấn tượng ở mức 81,7% và 9,9% đã thực sự phản ánh khả năng cạnh tranh của lao động và vị trí địa lý của Việt Nam.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang gặp khó khăn với tình hình tín dụng bị thắt chặt, nhu cầu trong nước không cao và năng lực cạnh tranh giảm.

Thêm khoảng 6.900 doanh nghiệp thành lập mới

Số doanh nghiệp tạm trở lại hoạt động khoảng 2.400 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu ở 2 vùng kinh tế trọng điểm là vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam bộ.

Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, từ đầu năm đến nay, cả nước có khoảng 6.900 doanh nghiệp được thành lập với số vốn đăng ký trên 43.700 tỷ đồng, tăng 15,7% về số doanh nghiệp và tăng 11,5% về số vốn đăng ký so với tháng 12/2013.

Số doanh nghiệp tạm trở lại hoạt động khoảng 2.400 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu ở 2 vùng kinh tế trọng điểm là vùng Đồng bằng sông Hồng (648 doanh nghiệp) và vùng Đông Nam bộ (951 doanh nghiệp). Số doanh nghiệp thành lập mới ở khu vực Đồng bằng sông Hồng tăng 9,9%, vùng trung du và miền núi phía Bắc tăng 11,8%...

Công Vân

cucpth

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên