ANZ hạ dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2015
Theo Ngân hàng ANZ, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục trên đà phục hồi khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng được cải thiện mạnh mẽ.
- 16-06-2015ANZ hạ dự báo lạm phát của Việt Nam xuống 1,7%
- 03-06-2015“Doanh nghiệp sẽ còn gặp khó khăn hơn trước áp lực về lạm phát”
- 27-05-2015ANZ: Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam vẫn được duy trì ở mức cao
- 07-05-2015ANZ: Quyết định nâng tỷ giá không bất ngờ
- 17-04-2015ANZ: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 6,5%
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Eugenia Fabon Victorino, Chuyên gia kinh tế khu vực ASEAN và Thái Bình Dương của ngân hàng ANZ tại Singapore.
Yếu tố nào khiến ANZ hạ dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2015 từ 2% xuống 1,7%?
Bà Eugenia Fabon Victorino: Việt Nam đặt mục tiêu lạm phát dưới 5% để duy trì sự bền vững của nền kinh tế, nhưng chúng tôi dựa vào giá thực phẩm và giá dầu để quyết định đưa ra dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2015 là 1,7%. Cụ thể, giá dầu vẫn đang ở mức thấp và mức tăng của giá thực phẩm không đủ để bù đắp cho mức giảm giá nhiên liệu và các mặt hàng khác trong rổ tính chỉ số giá.
Vậy bà nghĩ như thế nào về con số 1,7% lạm phát?
Bà Eugenia Fabon Victorino: Theo tôi con số này có phần cao hơn một chút so với thực tế, vì gần đây lạm phát yếu và thường thấp hơn so với dự báo. Tuy nhiên, chúng tôi đặt kỳ vọng trong năm nay nhu cầu tiêu dùng nội địa sẽ tăng lên. Nhờ đó giá tiêu dùng sẽ tăng, khiến con số lạm phát ở 1,7% là hợp lý.
Bà nghĩ như thế nào về lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực?
Bà Eugenia Fabon Victorino: Trong một chuỗi sản xuất điện thoại và linh kiện điện tử, Việt Nam mới chỉ đang ở những bước đầu tiên. Tuy nhiên, nhờ vào nguồn vốn FDI liên tục đổ vào Việt Nam thời gian gần đây, chúng ta có thể thấy những cải thiện về cả số lượng và chất lượng. Việt Nam nên dịch chuyển lợi thế so sánh từ dệt may, sản xuất giày dép sang nhóm sản xuất điện thoại, điện tử và máy tính bảng.