Bị doanh nghiệp kiện, tỉnh cậy nhờ cứu cái sai
Biết không thể “thắng” nổi doanh nghiệp, để cứu quyết định trái luật của Sở Tài chính, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận lại dấn tiếp vào cái sai… với những lời đề nghị không ai dám… giúp.
- 17-07-2013Chủ tịch tỉnh “cầu cứu” trung ương
Như đã thông tin ngày 17/7 về phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án hành chính, người khởi kiện là Cty TNHH Hoàn Cầu; người bị kiện là Sở Tài chính tỉnh Ninh Thuận. Nguồn cơn của việc “dẫn nhau” ra tòa chính là sự “bất nhất” của Sở Tài chính, khi ký quyết định số 227 ngày 11.12.2008 - nội dung xác định đơn giá thuê đất của Cty Hoàn Cầu.
Khi nhận được “trát” tính lại giá thuê đất của Sở Tài chính, Cty Hoàn Cầu không chấp nhận sự đột nhiên tăng giá này, vừa trái với quyết định số 1357/1995 của Bộ Tài chính, vừa “bất nhất” với chính quyết định của UBND tỉnh, được ký trong năm 2001 (số 5853 và 5867), về diện tích thuê đất và giá thuê đất của Cty Hoàn Cầu.
Ông Lê Văn Huy - Giám đốc Cty Hoàn Cầu - nói rằng, Cty Hoàn Cầu đã nhiều lần làm việc với Sở Tài chính mà không thống nhất được. Có điều lạ là, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp có sự tham gia của mấy sở ngành với Cty Hoàn Cầu, đúng - sai thì UBND cũng phải bày tỏ rõ quan điểm, nhưng rất tiếc, điều mà Cty Hoàn Cầu mong đợi lại không thể có, đành phải nhờ tòa án phân xử.
Khi Cty Hoàn Cầu có ý định đưa sự việc nhờ tòa phán quyết đúng - sai, cũng không ít lời khuyên rằng, lại rồi “con kiến kiện củ khoai” mà thôi, nhưng ông giám đốc Cty Hoàn Cầu vẫn một lòng tin tưởng vào sự công minh của pháp luật. Và kết quả, hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, đều tuyên hủy quyết định số 227 mà Sở Tài chính tỉnh Ninh Thuận đã ban hành ngày 11.12.2008.
Mọi chuyện những tưởng đã tỏ như ban ngày, chính Sở Tài chính cũng đã nghiêm túc thực hiện phán quyết của tòa án, ai dè ông Chủ tịch tỉnh lại ký văn bản số 27, ngày 23.2.2013 gửi Thủ tướng Chính phủ, báo cáo về kết quả vụ khởi kiện của Cty Hoàn Cầu về quyết định của Sở Tài chính.
Điều ông Chủ tịch tỉnh lo ngại là, nếu Cty Hoàn Cầu thắng kiện sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách địa phương, vì liên quan đến nhiều dự án khác đang đầu tư tại tỉnh. Phải chăng, đây là nguyên cớ để ông Chủ tịch tỉnh ký văn bản số 27, ngày 23.2.2013 gửi Thủ tướng, xin ý kiến chỉ đạo.
Điều đáng bàn của báo cáo số 27 này, Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận đã đưa ra hai đề nghị: Một là: "Kính đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên - Môi trường và Bộ Tư pháp hỗ trợ quá trình giám đốc thẩm". Hai là: "Trường hợp giám đốc thẩm vẫn thống nhất như sơ thẩm và phúc thẩm, đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thoái tiền thuê đất với 129 dự án, mà Sở Tài chính đã ban hành quyết định đơn giá thuê đất theo khoản 2 điều 9 Nghị định 142/2005 của Chính phủ và hỗ trợ kinh phí cho địa phương để thoái trả với 129 dự án".
Về đề nghị thứ nhất, Sở Tài chính tỉnh làm sai, nay tỉnh lại cậy nhờ Thủ tướng để cứu cái sai. Và đề nghị theo kiểu “lệ làng” cao hơn “phép vua”, hẳn cả ba bộ cũng chẳng thể… cứu tỉnh trong trường hợp cái sai đã rõ mười mươi. Chắc Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng chẳng thể… can thiệp được với hoạt động độc lập của tòa án.
Về đề nghị thứ hai, chắc chắn Bộ Tài chính cũng chẳng lấy đâu ra tiền để hỗ trợ tỉnh trong việc thoái tiền thuê đất. Tỉnh đã thu của các doanh nghiệp, nếu đã sai thì tỉnh phải trả, sau lại đẩy “quả bóng” trả nợ lên Bộ Tài chính.
Cũng theo các doanh nghiệp đang đầu tư ở tỉnh Ninh Thuận, thì việc Chủ tịch đưa vào báo cáo Thủ tướng con số 129 dự án cũng phải thoái trả tiền đất như Cty Hoàn Cầu là không đúng, con số này được đưa vào để Thủ tướng… “thương” tỉnh, vì phải thoái trả số tiền thuê đất quá lớn…, sẽ cứu giúp tỉnh. Con số 129 chỉ là con số “áp lực” mà thôi.
Phải chăng, tỉnh Ninh Thuận vẫn hy vọng có sự “tác động” của Thủ tướng để phiên tòa giám đốc thẩm sẽ không phán “mạnh tay” như quyết định của Hội đồng xét xử tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, sẽ gỡ gạc được bàn thua trông thấy đối với các doanh nghiệp.
Đã sai thì sửa sai. Nếu “sửa sai” như cách làm của tỉnh Ninh Thuận thì doanh nghiệp nào dám đến địa phương để đầu tư, trong khi nhiều địa phương có đủ lợi thế vẫn trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư.
Khi nhận được “trát” tính lại giá thuê đất của Sở Tài chính, Cty Hoàn Cầu không chấp nhận sự đột nhiên tăng giá này, vừa trái với quyết định số 1357/1995 của Bộ Tài chính, vừa “bất nhất” với chính quyết định của UBND tỉnh, được ký trong năm 2001 (số 5853 và 5867), về diện tích thuê đất và giá thuê đất của Cty Hoàn Cầu.
Ông Lê Văn Huy - Giám đốc Cty Hoàn Cầu - nói rằng, Cty Hoàn Cầu đã nhiều lần làm việc với Sở Tài chính mà không thống nhất được. Có điều lạ là, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp có sự tham gia của mấy sở ngành với Cty Hoàn Cầu, đúng - sai thì UBND cũng phải bày tỏ rõ quan điểm, nhưng rất tiếc, điều mà Cty Hoàn Cầu mong đợi lại không thể có, đành phải nhờ tòa án phân xử.
Khi Cty Hoàn Cầu có ý định đưa sự việc nhờ tòa phán quyết đúng - sai, cũng không ít lời khuyên rằng, lại rồi “con kiến kiện củ khoai” mà thôi, nhưng ông giám đốc Cty Hoàn Cầu vẫn một lòng tin tưởng vào sự công minh của pháp luật. Và kết quả, hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, đều tuyên hủy quyết định số 227 mà Sở Tài chính tỉnh Ninh Thuận đã ban hành ngày 11.12.2008.
Mọi chuyện những tưởng đã tỏ như ban ngày, chính Sở Tài chính cũng đã nghiêm túc thực hiện phán quyết của tòa án, ai dè ông Chủ tịch tỉnh lại ký văn bản số 27, ngày 23.2.2013 gửi Thủ tướng Chính phủ, báo cáo về kết quả vụ khởi kiện của Cty Hoàn Cầu về quyết định của Sở Tài chính.
Điều ông Chủ tịch tỉnh lo ngại là, nếu Cty Hoàn Cầu thắng kiện sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách địa phương, vì liên quan đến nhiều dự án khác đang đầu tư tại tỉnh. Phải chăng, đây là nguyên cớ để ông Chủ tịch tỉnh ký văn bản số 27, ngày 23.2.2013 gửi Thủ tướng, xin ý kiến chỉ đạo.
Điều đáng bàn của báo cáo số 27 này, Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận đã đưa ra hai đề nghị: Một là: "Kính đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên - Môi trường và Bộ Tư pháp hỗ trợ quá trình giám đốc thẩm". Hai là: "Trường hợp giám đốc thẩm vẫn thống nhất như sơ thẩm và phúc thẩm, đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thoái tiền thuê đất với 129 dự án, mà Sở Tài chính đã ban hành quyết định đơn giá thuê đất theo khoản 2 điều 9 Nghị định 142/2005 của Chính phủ và hỗ trợ kinh phí cho địa phương để thoái trả với 129 dự án".
Về đề nghị thứ nhất, Sở Tài chính tỉnh làm sai, nay tỉnh lại cậy nhờ Thủ tướng để cứu cái sai. Và đề nghị theo kiểu “lệ làng” cao hơn “phép vua”, hẳn cả ba bộ cũng chẳng thể… cứu tỉnh trong trường hợp cái sai đã rõ mười mươi. Chắc Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng chẳng thể… can thiệp được với hoạt động độc lập của tòa án.
Về đề nghị thứ hai, chắc chắn Bộ Tài chính cũng chẳng lấy đâu ra tiền để hỗ trợ tỉnh trong việc thoái tiền thuê đất. Tỉnh đã thu của các doanh nghiệp, nếu đã sai thì tỉnh phải trả, sau lại đẩy “quả bóng” trả nợ lên Bộ Tài chính.
Cũng theo các doanh nghiệp đang đầu tư ở tỉnh Ninh Thuận, thì việc Chủ tịch đưa vào báo cáo Thủ tướng con số 129 dự án cũng phải thoái trả tiền đất như Cty Hoàn Cầu là không đúng, con số này được đưa vào để Thủ tướng… “thương” tỉnh, vì phải thoái trả số tiền thuê đất quá lớn…, sẽ cứu giúp tỉnh. Con số 129 chỉ là con số “áp lực” mà thôi.
Phải chăng, tỉnh Ninh Thuận vẫn hy vọng có sự “tác động” của Thủ tướng để phiên tòa giám đốc thẩm sẽ không phán “mạnh tay” như quyết định của Hội đồng xét xử tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, sẽ gỡ gạc được bàn thua trông thấy đối với các doanh nghiệp.
Đã sai thì sửa sai. Nếu “sửa sai” như cách làm của tỉnh Ninh Thuận thì doanh nghiệp nào dám đến địa phương để đầu tư, trong khi nhiều địa phương có đủ lợi thế vẫn trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư.
Theo Linh Trần