Bộ Công Thương hiện còn quản lý 30 doanh nghiệp
Đó là 5 tập đoàn kinh tế 100% vốn nhà nước, 1 tập đoàn cổ phần, 5 tổng công ty 100% vốn nhà nước, 5 tổng công ty cổ phần và 9 công ty cổ phần
Sáng nay (ngày 30/11/2013) Bộ Công Thương đang tổ chức Hội nghị đánh giá công tác cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và quán triệt thực hiện Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến nay tất cả các Tập đoàn, Tổng công ty 100% vốn nhà nước đều đã được phê duyệt Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013 – 2015, bao gồm: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty thuốc lá…
Về thực hiện Nghị định 99, Bộ Công Thương cho biết, tại thời điểm 31/12/2012 (khi Nghị định này có hiệu lực) Bộ Công Thương đã được giao quản lý 32 doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước (17 đơn vị): 5 tập đoàn kinh tế, 5 tổng công ty và 7 công ty.
Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (15 đơn vị): 1 tập đoàn kinh tế, 5 tổng công ty và 9 công ty cổ phần.
Trong tháng 4 và tháng 9/2013 Bộ Công Thương đã bàn giao CTCP Sành sứ thủy tinh Việt Nam và CTCP Điện máy và kỹ thuật công nghệ từ Bộ Công Thương về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý và đã chuyển 2 công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần.
Do vậy, hiện nay Bộ Công Thương còn quản lý 30 doanh nghiệp (5 tập đoàn kinh tế 100% vốn nhà nước, 1 tập đoàn cổ phần và 5 tổng công ty 100% vốn nhà nước, 5 tổng công ty cổ phần và 9 công ty cổ phần).
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến nay tất cả các Tập đoàn, Tổng công ty 100% vốn nhà nước đều đã được phê duyệt Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013 – 2015, bao gồm: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty thuốc lá…
Về thực hiện Nghị định 99, Bộ Công Thương cho biết, tại thời điểm 31/12/2012 (khi Nghị định này có hiệu lực) Bộ Công Thương đã được giao quản lý 32 doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước (17 đơn vị): 5 tập đoàn kinh tế, 5 tổng công ty và 7 công ty.
Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (15 đơn vị): 1 tập đoàn kinh tế, 5 tổng công ty và 9 công ty cổ phần.
Trong tháng 4 và tháng 9/2013 Bộ Công Thương đã bàn giao CTCP Sành sứ thủy tinh Việt Nam và CTCP Điện máy và kỹ thuật công nghệ từ Bộ Công Thương về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý và đã chuyển 2 công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần.
Do vậy, hiện nay Bộ Công Thương còn quản lý 30 doanh nghiệp (5 tập đoàn kinh tế 100% vốn nhà nước, 1 tập đoàn cổ phần và 5 tổng công ty 100% vốn nhà nước, 5 tổng công ty cổ phần và 9 công ty cổ phần).
Khánh Linh