Bộ Tài chính ủng hộ Vinalines chuyển nợ thành vốn góp
- 09-08-2014Vinalines phấn đấu hoàn thành cổ phần hóa vào đầu năm 2015
- 06-08-2014Doanh nghiệp vận tải biển: Không phải cứ hỗ trợ là....xong!
- 05-08-2014Thủ tướng đề nghị xem xét phán quyết trọng tài vụ Vinalines
- 11-07-2014Hủy án với cựu phó tổng Vinalines
- 08-07-2014TGĐ Vinalines: Bán tàu không là ưu đãi, VNA có đặc thù riêng?
- 23-06-2014Vinalines, Vinashin đang được tái cơ cấu thế nào?
Tại cuộc họp bàn phương án tái cơ cấu tài chính cho Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) chiều qua (10/9), đại diện Bộ Tài chính khẳng định hoàn toàn ủng hộ phương án “chuyển nợ thành vốn góp” song cụ thể như thế nào cần thoả thuận với các tổ chức tín dụng.
Cho biết đang rất tích cực thực hiện Đề án tái cơ cấu tài chính đối với công ty mẹ Vinalines, Tổng giám đốc Tổng công ty Lê Anh Sơn khẳng định, tái cơ cấu tài chính là vấn đề quyết định việc phương án CPH có được phê duyệt, các vấn đề của Vinalines có được xử lý triệt để hay không? Nếu chậm sẽ làm chậm tiến trình CPH công ty mẹ.
Đến thời điểm này, theo ông Sơn, tiến độ CPH công ty mẹ Tổng công ty vẫn được đảm bảo. Nếu không có gì thay đổi, cuối tháng 12, Tổng công ty sẽ trình phương án CPH. Sau khi được phê duyệt phương án, Vinalines sẽ làm các thủ tục để có thể tiến hành IPO vào cuối quý I/2015.
Để có thể xử lý nợ của Tổng công ty tại 22 tổ chức tín dụng, Vinalines kiến nghị được bán nợ thông qua Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) và chuyển nợ thành vốn góp tại các doanh nghiệp Vinalines có cổ phần.
Về vấn đề này, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, Luật Tổ chức tín dụng quy định rõ tỷ lệ vốn góp không quá 11% vốn điều lệ của DN nhận vốn góp. Tổng mức góp không quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại, đồng thời phải được NHNN cho phép bằng văn bản. Với đề nghị của Vinalines, đại diện này cũng khẳng định sẽ xem xét trên cơ sở quy định tại Luật.
Không đồng tình với quan điểm của đại diện NHNN, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói rõ: “Chúng ta đang bàn cách để giúp Vinalines chứ không họp về những quy định hiện hành. Mình phải ra được vấn đề chứ họp theo kiểu “con gà quả trứng” là rất nguy hiểm trong khi đó lãi phát sinh hàng ngày”.
Đồng quan điểm, đại diện Bộ Tài chính khẳng định hoàn toàn ủng hộ Vinalines chuyển nợ thành vốn góp.
Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, phải xem tổ chức tín dụng như thế nào, họ có thể đầu tư một hai năm rồi rút hoặc có phù hợp không thì là do tổ chức tín dụng quyết định.
Kết luận buổi họp bàn, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo mục tiêu xử lý tài chính là để Vinalines ổn định, phát triển và cổ phần hóa được. Đây là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, trong đó có NHNN, Bộ Tài chính, DATC và đương nhiên là của Bộ GTVT, Vinalines.
Đối với khoản nợ của 5 DN từ Vinashin (cũ) chuyển sang, Thứ trưởng Trường yêu cầu ngay hôm nay (11/9), Bộ GTVT sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý theo nguyện vọng của tổ chức tín dụng được xử lý theo phương án 30/70. Đây cũng là phương án chung của Bộ và Vinalines. Với khoản nợ của Vinalines, Thứ trưởng đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.
>>>Tái cơ cấu Vinalines: Đề xuất thêm hỗ trợ xử lý nợ
Cho biết đang rất tích cực thực hiện Đề án tái cơ cấu tài chính đối với công ty mẹ Vinalines, Tổng giám đốc Tổng công ty Lê Anh Sơn khẳng định, tái cơ cấu tài chính là vấn đề quyết định việc phương án CPH có được phê duyệt, các vấn đề của Vinalines có được xử lý triệt để hay không? Nếu chậm sẽ làm chậm tiến trình CPH công ty mẹ.
Đến thời điểm này, theo ông Sơn, tiến độ CPH công ty mẹ Tổng công ty vẫn được đảm bảo. Nếu không có gì thay đổi, cuối tháng 12, Tổng công ty sẽ trình phương án CPH. Sau khi được phê duyệt phương án, Vinalines sẽ làm các thủ tục để có thể tiến hành IPO vào cuối quý I/2015.
Để có thể xử lý nợ của Tổng công ty tại 22 tổ chức tín dụng, Vinalines kiến nghị được bán nợ thông qua Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) và chuyển nợ thành vốn góp tại các doanh nghiệp Vinalines có cổ phần.
Về vấn đề này, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, Luật Tổ chức tín dụng quy định rõ tỷ lệ vốn góp không quá 11% vốn điều lệ của DN nhận vốn góp. Tổng mức góp không quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại, đồng thời phải được NHNN cho phép bằng văn bản. Với đề nghị của Vinalines, đại diện này cũng khẳng định sẽ xem xét trên cơ sở quy định tại Luật.
Không đồng tình với quan điểm của đại diện NHNN, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói rõ: “Chúng ta đang bàn cách để giúp Vinalines chứ không họp về những quy định hiện hành. Mình phải ra được vấn đề chứ họp theo kiểu “con gà quả trứng” là rất nguy hiểm trong khi đó lãi phát sinh hàng ngày”.
Đồng quan điểm, đại diện Bộ Tài chính khẳng định hoàn toàn ủng hộ Vinalines chuyển nợ thành vốn góp.
Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, phải xem tổ chức tín dụng như thế nào, họ có thể đầu tư một hai năm rồi rút hoặc có phù hợp không thì là do tổ chức tín dụng quyết định.
Kết luận buổi họp bàn, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo mục tiêu xử lý tài chính là để Vinalines ổn định, phát triển và cổ phần hóa được. Đây là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, trong đó có NHNN, Bộ Tài chính, DATC và đương nhiên là của Bộ GTVT, Vinalines.
Đối với khoản nợ của 5 DN từ Vinashin (cũ) chuyển sang, Thứ trưởng Trường yêu cầu ngay hôm nay (11/9), Bộ GTVT sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý theo nguyện vọng của tổ chức tín dụng được xử lý theo phương án 30/70. Đây cũng là phương án chung của Bộ và Vinalines. Với khoản nợ của Vinalines, Thứ trưởng đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.
>>>Tái cơ cấu Vinalines: Đề xuất thêm hỗ trợ xử lý nợ
Theo Thanh Bình