MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ trưởng Thăng truy "đi đêm" giao thầu, ĐBQH muốn chất vấn

Sau khi điểm mặt các nhà thầu TQ năm lực kém, Bộ trưởng Thăng truy thẳng ai "đi đêm".

Có chuyện giới thiệu nhà thầu không?

Tại hội nghị tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng của Bộ GTVT diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã thể hiện rõ quan điểm qua những phần truy hỏi nóng.

Đáng chú ý là sự kiện hàng loạt dự án bị đội vốn, chậm tiến độ, quan đường sắt đi đêm, nhận hối lộ... cùng với đó là những nhà thầu Trung Quốc bị điểm mặt vì năng lực kém.

Vấn đề này được Bộ trưởng Thăng hỏi thẳng ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC):

“Có chuyện chủ đầu tư thích chọn nhà thầu yếu không, hay chuyện anh Thăng (Bộ trưởng Đinh La Thăng - PV), anh Đông (Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông - PV) gửi nhà thầu này, nhà thầu kia, chủ đầu tư nể nên nhận, có không?”.

Là doanh nghiệp nắm nhiều nhà thầu, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC) cho biết, đã thấm thía rất nhiều bài học với cả nhà thầu chính, nhà thầu phụ. Ông Tuấn Anh cho rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy việc xét duyệt nhà thầu phụ cũng chứa đựng nguy cơ tham nhũng.

Người đứng đầu VEC dẫn chứng thêm, có biểu hiện nhà thầu phụ dùng áp lực quan hệ để có được gói thầu, nhưng không có năng lực thi công, sau đấy bán thầu…

Tổng Giám đốc VEC thừa nhận: “Việc giới thiệu nhà thầu cho chủ đầu tư là tốt, nếu giới thiệu nhà thầu tốt, có năng lực. Nếu có giới thiệu, nhưng nhà thầu không tốt, chủ đầu tư đuổi mà mọi người chấp hành thì được”, ông Tuấn Anh nói.

Sau câu trả lời của ông Tuấn, Bộ trưởng Thăng giải thích, “Văn bản của bộ chỉ mang tính thông tin, không có giá trị. Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm sau cùng nếu tiến độ chậm, chất lượng kém. Nên phải lựa chọn nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm”, ông Thăng lưu ý.

Cũng tại hội nghị này, Cục trưởng Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) Trần Xuân Sanh đã bị Bộ trưởng Thăng truy gắt.

"Ông Sanh đã phát hiện vụ việc tham nhũng, lãng phí nào chưa, đã xử được ai, chế tài có phạt được không…? “Lãnh đạo bộ đã giao cho anh (Cụ trưởng Trần Xuân Sanh – PV) toàn quyền, như vị cảnh sát trưởng có quyền rút súng bắn những ai vi phạm. Vậy anh đã bắn ai chưa, sát thương thế nào, có ai chết, hay rút súng ra dọa rồi lại cất vào?”, ông Thăng nói.

Đáp lại, ông Sanh cho rằng, cơ chế của chúng ta là "bắn" tập thể, khi một sự cố xảy ra xử lý ông tư vấn hiện trường thì vẫn còn ông tư vấn quản lý ở nhà.

Chưa thỏa mãn với trả lời của Cục trưởng Sanh, Bộ trưởng Thăng tiếp tục lấy dẫn chứng: Như việc đề xuất đầu tư xây mới hàng loạt cầu, sau khi bộ giao Cục Quản lý xây dựng kiểm tra, rà soát có hơn 100 cầu không phải xây mới chỉ cần gia cố, tiết kiệm ngân sách hơn 800 tỷ đồng.

Có ai bị xử lý vì đề xuất xây cầu mới là lãng phí không? “Có nhà thầu gặp tôi tố cáo Ban quản lý dự án đòi ăn chia tỷ lệ phần trăm, tôi đã giao anh, anh đã xử lý chưa?”, ông Thăng tiếp tục hỏi.

Trước câu trả lời của ông Sanh cho biết, không có chuyện đó. Ông Thăng nêu quan điểm, nếu không có chuyện chia phần trăm thì phải xử lý tội vu khống. Không thể hòa hết cả làng được. "Hay xin chuyển Cục Quản lý xây dựng thành Cục hòa giải chất lượng công trình”.

Nhà thầu năng lực kém: Đại biểu yêu cầu giải trình

Liên quan tới vấn đề này, bức xúc về tiến độ hầu hết của các dự án trọng điểm đều bị chậm tiến độ, đội vốn, nghiêm trọng hơn các dự án này đa sốđều do các nhà thầu của Trung Quốc không đủ năng lực đảm nhiệm.

Tại sao nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực mà vẫn trúng thầu?Câu hỏi được dại biểu Quốc hội Nguyễn Sĩ Cương chia sẻ lo ngại, nhà thầu Trung Quốc thực tế không chỉ đảm nhận công trình giao thông mà còn đảm nhận rất nhiều các công trình xây dựng, văn hóa khác.

Ông Cương nói, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là trả lời rõ ràng, "tại sao nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực mà vẫn trúng thầu"? "Liệu có tiêu cực hay không"?

Ngay cả những dự án xin đội vốn, lý do là gì dư luận cũng cần được biết.

Do đó, ông Cương cho rằng vụ việc cần phải được báo cáo trước Quốc hội và yêu cầu các Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ KHĐT, Bộ GTVT phải có những trả lời rõ ràng nhất.

Vấn đề này cũng được ông Dương Văn Cận - Tổng thư ký Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam chỉ ra rằng, chuyện nhà thầu Trung Quốc đội vốn là do chủ đầu tư "giả vờ tham rẻ".

Vì sao TQ thắng thầu giá thấp nhất nhưng công trình xây dựng VN vẫn đắt gấp 3 lần thế giới?

Câu trả lời theo ông Cận là do lỗi quản lý. Chúng ta đã không chấp nhận, hoặc "giả vờ" không chấp nhận những nhà thầu khác mà "tham rẻ nhưng cuối cùng phải chấp nhận một cái giá đắt".

"Thực tế, một nhà thầu khi yếu kém về năng lực bù lại họ rất mạnh tay chi tiền. TQ là nước gần VN nhất, họ rất am hiểu văn hóa VN đó chính là văn hóa phong bì và quan hệ. Điều này, nhà thầu TQ nhanh nhạy hơn các nhà thầu khác", ông Cận nói.

TS Phạm Sỹ Liêm - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, từ trước tới nay Trung Quốc vẫn được nhắc tới với một phương thức làm ăn nổi tiếng còn được gọi là “quan-si”, tức là “quan hệ”. Phương thức này cũng được áp dụng với các nước khác trên thế giới. Có thể việc trúng thầu dễ dàng tại các dự án ở Việt Nam là do họ đã xây dựng được mối quan hệ này rồi chăng?

Câu chuyện nhà thầu năng lực kém nhưng vẫn trúng thầu còn được vị tiến sĩ này đúc kết bằng công thức: "Chủ tâm + kém cỏi" = Nhà thầu năng lực kém.

Theo Lam Lam


cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên