Bộ trưởng Vũ Đức Đam: Tăng lương sức ép lên ngân sách rất lớn
Với lương dùng ngân sách nếu tăng cao thì ngân sách không có vì chi thường xuyên chiếm 65% tổng chi, trong đó hơn một nửa là chi cho lương.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc vừa qua Tổng Liên đoàn Lao động đã trình kế hoạch tăng lương cho người lao động để đảm bảo thu nhập, đáp ứng nhu cầu đời sống ở thời điểm lạm phát tăng, Chính phủ phản ứng về kế hoạch của Tổng Liên đoàn như thế nào?
Người phát ngôn
của Chính phủ Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Về vấn
đề tiền tương Trung ương đã có một kỳ hội nghị bàn riêng về vấn đề này.
“Về tiền lương
thì số liệu, phân tích cụ thể, các bạn có thể tìm thấy đầy đủ trên Cổng Thông
tin điện tử Chính phủ. Còn tôi nói nôm na tiền lương có 2 phần. Một phần là
lương công chức, viên chức, người có công, các đối tượng cần trợ giúp... và một
phần là lương tại DN. Phần bạn nói là liên quan đến lương DN” – Bộ trưởng Đam mổ
xẻ câu hỏi của phóng viên.
Cũng theo Bộ trưởng
Đam, hiện nay, Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn đang trình phương án
điều chỉnh lương của DN.
“Vấn đề lương của
DN có hai mặt là bao giờ chúng ta cũng muốn người lao động hưởng lương cao
nhưng nếu cao quá thì sức hút đầu tư sẽ giảm đi. Chúng ta thường nói chúng ta
có nhiều lợi thế thu hút đầu tư trong đó có lợi thế là người VN cần cù, sáng tạo
và lương thấp. Vì vậy, điều chỉnh thì phải rất cân đối, hài hòa.
Bộ trưởng cụ thể,
tinh thần thì cũng dễ tính, tức là tốc độ tăng trưởng kinh tế, ví dụ 5-6%, cùng
với lạm phát, ví dụ khoảng 7%, cộng lại khoảng 12%, rồi cộng theo đà phát triển
lên tiếp khoảng 2-3% nữa, thì bình thường các phương án mà các Bộ, ngành và Tổng
Liên đoàn đang tính là đề nghị mức lương tối thiểu tăng khoảng 14-15%… Các cơ
quan, bộ, ngành đang tính toán, trình Chính phủ.
“Nhân đây, chúng
tôi nói thêm sức ép về ngân sách rất lớn. Nếu ngân sách thu 100 đồng thì phần
dành cho trả nợ khoảng 15%; một phần dành cho đầu tư phát triển,
trước đây mình đầu tư nhiều, thậm chí lên đến 40%, nhưng gần đây đã giảm xuống,
năm ngoái còn khoảng 20%, cộng lại là
35%; còn lại là 65% là chi thường xuyên trong đó khoảng một nửa là chi
cho lương, cho công chức, viên chức, những người chưa phải là công chức nhưng
hưởng các định suất lương ở địa phương, chi cho người có công…” – Bộ trưởng nói
Bộ trưởng bổ sung, đối với DN cần cân đối nếu tăng lương cao quá thì sẽ không còn sức cạnh tranh,
còn khu vực lương dùng ngân sách nếu tăng cao thì ngân sách không có vì chi thường
xuyên chiếm 65% tổng chi, trong đó hơn một nửa là chi cho lương.
Khánh Linh (Lược ghi theo Họp báo Chính phủ)