MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Căng thẳng trên biển Đông xấu nhất cũng không ảnh hưởng quá lớn tới kinh tế

Đến nay, một số địa phương đã báo cáo Chính phủ về việc bị kiểm soát tiểu ngạch, còn lại các địa phương khác thì thông thương bình thường.

Ngày 01/07/2014, Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 6/2016.

Phát biểu tại buổi họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhận xét, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn chung của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Như vậy, chúng ta vừa phải cố gắng thực hiện những mục tiêu đề ra vừa phải đối phó với những khó khăn này.

Với sự nỗ lực, 6 tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam tiếp tục có bước tăng trưởng khá trên tất cả các lĩnh vực và các chỉ số vĩ mô đã ổn định. Đến giờ này, Chính phủ chỉ đề ra thêm 2 mục tiêu: tập trung cao nhất với nỗ lực cao nhất bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, không để tái diễn tình trạng manh động như vừa qua, còn các chỉ tiêu kinh tế không điều chỉnh.

“Nếu như tình huống xấu xảy qua, có hạn chế hay đóng cửa hay gì đó xấu hơn thì các Bộ Ngành, doanh nghiệp cũng phối hợp tìm giải pháp mở rộng thị trường để thực hiện chủ trương không tập trung quá mức vào một thị trường.” – Bộ Trưởng phát biểu.

Trả lời cho câu hỏi về giải pháp ứng phó cho tình huống xấu sau những căng thẳng ở biển Đông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, từ trước khi có sự kiện này, chúng ta đã có chủ trương “với đường lối độc lập tự chủ, cố gắng trong các mối quan hệ, không tập trung quá vào một thị trường để hạn chế rủi ro”.

Trước hành vi xâm phạm chính thức của Trung Quốc, các cơ quan chức năng đã rà soát đánh giá lại và thấy rằng phải xúc tiến nhanh hơn nữa các giải pháp đã làm từ trước đến giờ. Trong tình huống xấu hơn, có thể là đóng cửa giao thương hay rút các dự án thầu… thì Chính phủ cũng đã họp bàn và nghe địa phương báo cáo. Một số địa phương đã báo cáo Chính phủ về việc bị kiểm soát tiểu ngạch, còn lại các địa phương khác thì thông thương bình thường.

Theo đó, Chính phủ đánh giá rằng sự ảnh hưởng tuy có nhưng không phải quá lớn khiến cho chúng ta khó khăn đến mức không giải quyết được.

Khẳng định lại lời của Bộ trưởng Nên, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu, không phải chỉ từ vụ việc biển Đông mà Chính phủ, các bộ ngành mới nghĩ đến việc đa dạng hóa thị trường. Bộ Công thương đã thực hiện các giải pháp mở rộng thị trường như xúc tiến ký 8 FTA với EU, nỗ lực hoàn thành hiệp định TPP và liên minh thuế quan Kazakhstan, Belarus, Nga. Thứ trưởng bày tỏ hy vọng hiệp định với EU cũng như liên minh thuế quan có thể kết thúc vào năm 2014 này.

Ngoài những hiệp định trên, các Bộ cũng đẩy mạnh những hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường. Ngoài những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản thì Việt Nam đang đẩy mạnh thị trường sang Nga, Trung Đông… Bên cạnh đó Bộ công thương cũng tích cực cung cấp thông tin mặt hàng và thị trường cho DN Việt Nam và đẩy mạnh chủ trương người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Thứ trưởng nhận định, đây là cú hích bắt buộc chúng ta phải làm và làm nhanh hơn.

Nói riêng về mặt hàng vải thiều, thứ trưởng Hải cho biết, năm qua, một mặt Việt Nam vẫn xuất vải sang thị trường Trung Quốc nhưng mặt khác Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và nông thôn đưa vải thiều vào phía nam.

“Nếu chia theo đầu người 90 triệu dân chúng ta, hoàn toàn không xuất khẩu thì mỗi người dân chỉ được mấy lạng vải thiều thôi. Giờ xuất vải sang Trung Quốc còn rẻ hơn chuyển vào Nam trong khi ở miền Nam có những người chưa bao giờ được ăn vải thiều!” – thứ trưởng nói.

Bộ trưởng Nên cũng khẳng định thêm rằng thông tin vải thiều trên thị trường Việt Nam hiện nay có lẫn cả vải nhập từ Trung Quốc là không chính xác.

>>> Xuất hiện vải Trung Quốc 'ngọt như đường hóa học' ở Việt Nam

Hải Minh

trangntm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên