'Chưa ai dám chắc TPP sẽ xong trong năm 2015'
TS. Võ Trí Thành nhận định hiệp định TPP, một hiệp định có tác động lớn đến kinh tế Việt Nam, nhưng chưa ai dám chắc TPP sẽ “xong” trong năm 2015.
- 07-01-2015TPP: Động lực để kinh tế Việt Nam cải thiện nội lực
- 30-12-2014Gỗ Trường Thành: Vẫn chờ đón TPP
- 22-12-2014Kinh nghiệm gia nhập WTO và việc vận dụng cho FTA, TPP
- 19-12-2014Nỗ lực kết thúc đàm phán TPP trong 2015
- 08-12-2014TPP - Cam kết lợi ích rộng hơn
- 13-11-2014Thời cơ và thách thức từ hiệp định TPP
TS.Võ Trí Thành nhìn nhận kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục ổn định, thể hiện qua hai chỉ số, một trong đó là lạm phát. Tuy nhiên mức ổn định này chưa vững chắc, còn hai biến số đáng lo ngại, đó là ngân sách nợ công, tiếp theo là sức khỏe hệ thống tài chính nhân hàng.
Hệ thống này đang bước vào giai đoạn cải cách, cần được ổn đỉnh để đảm bảo sức khỏe cả nền kinh tế.
Trong bức tranh kinh tế chung, chỉ số PMI suốt từ 9/2013 đều vượt mốc 50, mức tích cực. Chỉ số khởi sắc thứ hai là xuất khẩu, 2014: 13,6%, khá cao, tiếp nối hai năm khởi sắc. Hai năm trước, chủ yếu xuất khẩu tăng nhờ FDI, trong đó điển hình là Samsung, một công ty đóng góp nhiều cho kinh tế Việt Nam.
Năm nay, doanh nghiệp nội địa xuất khẩu tăng đến 10%, cao hơn mức 3, 4% của vài năm trước. Trong đó rõ nhất là các mặt hàng nông nghiệp đã gia tăng tỷ trọng, đặc biệt là hàng thủy sản.
Tuy nhiên bài toán tổng thể vẫn khá khó khăn.
Thứ nhất, tổng cầu vẫn tăng, (giá cả, tổng đầu tư, thị trường xuất khẩu vẫn leo dốc), nhưng so với vài năm về trước thì vẫn ở mức thấp, ví dụ trong địa hạt tiêu dùng, đầu tư. Tổng cầu phản ánh cơ hội kinh doanh.
Vấn đề thứ hai là nợ xấu, khi chưa xử lý hết gốc rễ, tín dụng khó mà thanh thoát. Các ngân hàng vẫn phải vật lộn với vấn đề nội bộ.
Về chính sách, Việt Nam phải viện tới những gói tín dụng lớn đến hàng chục nghìn tỷ để giải cứu hệ thống tài chính.
Nhận định về bức tranh kinh tế Việt Nam đã thực sự phục hồi hay chưa, TS.Võ Trí Thành nhìn nhận: đầu tiên, cần định nghĩa thế nào là phục hồi. Nếu lấy thước đo là mức độ tăng trưởng, thì tôi cho rằng kinh tế Việt Nam đã phục hồi phần nào.
Nhưng với câu hỏi vĩ mô hỏi phục hồi bền vững hay không? Theo chu kỳ hay không? Tôi nghĩ có nhiều nhân tố hỗ trợ cho điều này. Đầu tiên, kinh tế thế giới đang “vật vã” đi lên. Trước đây có một báo cáo dự đoán vào 2017 của IMF, kinh tế thế giới thoát khỏi các rủi ro lớn để đi vào bình ổn.
Riêng với Việt Nam, có nhiều nhân tố, nếu trở thành hiện thực, thì kỳ vọng vào một tương lai xán lạn có “đất” hơn. Như cải thiện môi trường kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam tham gia các thỏa thuận kinh tế thế giới.
Nhưng nếu phục hồi nhưng vẫn đang ở đáy, theo chiều từ từ, thì có thể kể đến một số yếu tố như rủi ro trên thế giới (giá cả, tài chính, địa chính trị). Còn tại Việt Nam, thực tế và dự đoán vẫn là hai câu chuyện.
Ví dụ như giảm nợ xấu, để giảm được xuống tới 3%, thì còn nhiều việc mà VAMC phải làm. Nhiều kế hoạch của cơ quan này vẫn đang nằm trên bàn.
Cả câu chuyện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, mức độ cũng chưa làm nhiều người hài lòng. Trong nhiều trường hợp, Việt Nam vẫn phải dùng chính doanh nghiệp nhà nước để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Hiệp định TPP, một hiệp định có tác động lớn đến kinh tế Việt Nam, nhưng chưa ai dám chắc TPP sẽ “xong” trong năm 2015.
>>>Thời cơ và thách thức từ hiệp định TPP