MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyển giá hàng nghìn tỉ, FDI chảy mạnh vào Việt Nam

Có tới 20 doanh nghiệp FDI bị phát hiện chuyển giá với số tiền phải điều chỉnh lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Đây là kết quả thanh tra do Tổng cục Thuế vừa thực hiện. Theođó tínhđến tháng 4/2013đã phát hiệntình trạng chuyển giá đối với 20 doanh nghiệp (DN) FDI. Số tiền phải điều chỉnh ở 20 DN này lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Tổng cục Thuế cũng cho biết, trong số những DN thanh tra, có một số đơn vị kê khai lỗ triền miên và vẫn đang trong giai đoạn được ưu đãi đầu tư.Theo cơ quan thanh tra, 20 doanh nghiệp này chủ yếu trong ngành da giày, dệt may tại 17 tỉnh, thành phố như Đồng Nai, TPHCM, Long An, Bình Dương, Phú Thọ...

Cổng thông tin điện tử Chính phủ dẫn lời ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng-Phó trưởng Ban Cải cách (Tổng cục Thuế), thừa nhận tìnhtrạng một số DN FDI ở Việt Nam kê khai thua lỗ liên tục, số lỗ lớn, trong khi vẫn có tốc độ tăng doanh thu hàng năm cao, là một trong những dấu hiệu đáng nghi ngờ và cần phải xem xét.

"Có thể đây là “chiêu” chuyển giá tạo “lỗ giả” (thực tế có lãi) nhằm tránh phải nộp thuế tại Việt Nam", ông Tiến cho biết.

Trên thực tế vẫn đang có một làn sóng các doanh nghiệp FDI dệt may tràn vào Việt Nam kể từ cuối năm 2013 tới nay. Trong số này có tới 90% là doanh nghiệp của Trung Quốc.

Khi Việt Nam tham gia TPP thì một trong những lợi ích lớn nhất là lợi ích của ngành dệt may có thể xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ với thuế xuất bằng không. Như vậy khả năng tăng trưởng rất cao.Theochuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Trung Quốc đang muốn giành lấy cơ hội khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà họ không phải là thành viên.

Lâu nay xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đi các nước phần nhiều vật liệu đầu vào phải mua từ Trung Quốc. Bây giờ nếu Việt Nam tiếp tục nhập khẩu từ Trung Quốc thì không được hưởng lợi ích thuế đó. Và nếu không được hưởng thì bản thân Trung Quốc cũng không bán được hàng nên thay vì bán từ Trung Quốc sang thì họ mang công nghệ, nhà máy sang dệt vải ở Việt Nam.

"Lợi ích sản phẩm dệt may mà Việt Nam bán sang Mỹ sau này có tăng lên thì trong đó phần của Trung Quốc vẫn lớn", bà Lan nói.

Ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng lưu ý, để đảm bảo mình được hưởng chế độ thuế quan thì nguyên vật liệu phải đảm bảo là ở trong nước. Còn hiện nay nguyên vật liệu của mình đang được nhập ở Trung Quốc về rồi gia công.

"Cho nên để tránh sự lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc là việc cần thiết và cần có những bước đi dài hạn. Khi chúng ta giảm bớt sự lệ thuộc với Trung Quốc thì mới nâng được tính tự chủ và an ninh kinh tế của mình", ông Ngân khẳng định.

Theo Bích Ngọc

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên