MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch: Vinashin là trường hợp đặc biệt

Theo nguyên tắc, chủ nợ nhìn một doanh nghiệp nhà nước thay vì nó phá sản thì cho giãn nợ và như thế cơ hội đòi nợ tốt hơn.


Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch
Về nguyên tắc, Chính phủ bảo lãnh theo Luật Quản lý nợ công. Phần nào chạm vào bảo lãnh tức là nợ công. Nguyên tắc là người được bảo lãnh không trả nợ được thì người bảo lãnh sẽ phải trả nợ thay. Tuy nhiên, trên thực tế, khi Chính phủ bảo lãnh mà đến hạn đáo không trả nợ được thì vẫn có thương lượng giữa người vay và các chủ nợ. 

Như trường hợp Vinashin vừa rồi, một số chủ nợ họp lại thương lượng theo tinh thần tiếp tục cho nợ để đòi được nợ. Tôi không biết bây giờ phần bảo lãnh của Chính phủ đối với khoản vay 600 triệu USD của Vinashin đã chạm vào nợ công chưa, vì nợ công được hiểu là một khoản do Chính phủ vay, thứ hai là do Chính phủ bảo lãnh và thứ ba là khoản vay của các địa phương.

Thưa ông, có thể hiểu vì sao mấy chục chủ nợ dễ dàng chấp nhận thương thảo với các khoản nợ của Vinashin?

- Theo nguyên tắc, chủ nợ nhìn một doanh nghiệp nhà nước thay vì nó phá sản thì cho giãn nợ và như thế cơ hội đòi nợ tốt hơn. Đó là chuyện bình thường chứ không có gì bất bình thường. Thông thường các chủ nợ chỉ chấp nhận DN phá sản khi không thấy phương án đòi nợ, thành ra nhiều ngân hàng không kiện DN phá sản, bởi vì phá sản họ không được gì nhưng nếu hoãn nợ sẽ có cơ hội đòi được nợ.

Đó cũng chính là lý do để Công ty xử lý nợ xấu (VAMC) chỉ hướng vào các đối tượng là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, thưa ông?

- Rất đơn giản, VAMC đi vào các đối tượng được thế chấp bất động sản, có những khoản thế chấp bất động sản. Mục đích vừa xử lý nợ xấu, vừa tác động đến thị trường vốn đang đóng băng. Họ có lý của họ, vì khối lượng nợ xấu nhiều như vậy không thể mua lại nợ xấu của tất cả được mà phải chọn lọc.

Từ trường hợp của Vinashin có thể hiểu Chính phủ sẽ tiếp tục đứng ra bảo lãnh các khoản nợ khác của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước hay không?

- Vấn đề là có doanh nghiệp nhà nước nào đứng bên bờ vực phá sản hay không? Và nếu bảo lãnh liệu có cứu được không? Chúng ta phải hiểu Vinashin là trường hợp khá đặc biệt. Chính phủ khi đứng ra bảo lãnh việc phát hành trái phiếu quốc tế là đã thảo luận, thống nhất chủ trương cần phải tái cấu trúc Tập đoàn này.

"Nợ Vinashin như một tờ báo đưa tin Chính phủ bảo lãnh nhưng lại khẳng định DN tự trả nợ. Theo tôi, phải làm cho rõ ràng, nợ Chính phủ bảo lãnh thì phải chịu trách nhiệm tới cùng, trước hết DN trả nhưng nếu DN không trả được thì nợ đó ai trả? Nếu chúng ta nhìn nhận nợ không kỹ càng sẽ để lại rất nhiều hậu quả phải gánh chịu về sau”.

(Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm)

Theo CT- T.Việt

thunm

Đại đoàn kết

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên