MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ hội cho Doanh nghiệp Nhật Bản

Nhà nước chỉ giữ lại hạn chế các lĩnh vực cần nắm giữ 100% vốn điều lệ; các lĩnh vực, ngành nghề còn lại sẽ CPH và Nhà nước chỉ tham gia tại một số lĩnh vực cần thiết với tỉ lệ thấp hơn.

Trong quá trình tái cơ cấu DNNN hiện nay, Chính phủ VN mong muốn tiếp tục có sự tham gia, hưởng ứng tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng để đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong quá trình tái cơ cấu DNNN, Chính phủ VN mong muốn tiếp tục có sự tham gia, hưởng ứng tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản. 

Thứ nhất, đối với tiến trình tái cơ cấu DNNN tại VN lần này, Chính phủ quyết tâm thực hiện trên tất cả các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ bao gồm cả 6 lĩnh vực đang là trọng tâm trong hợp tác thực hiện Đề án Chiến lược công nghiệp hóa VN – Nhật Bản (là các ngành điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô; công nghiệp ôtô).

Nhà nước chỉ giữ lại hạn chế các lĩnh vực cần nắm giữ 100% vốn điều lệ; các lĩnh vực, ngành nghề còn lại sẽ cổ phần hóa và Nhà nước chỉ tham gia tại một số lĩnh vực cần thiết với tỉ lệ cụ thể trên 50% vốn điều lệ, trên 65% vốn điều lệ và trên 75% vốn điều lệ...

Thứ hai, cơ chế cổ phần hóa sẽ thay đổi để đảm bảo quyền lợi các cổ đông chiến lược nhằm thu hút được các nhà đầu tư có công nghệ, có nguồn vốn và có trình độ quản lý tham gia điều hành tại các Cty CP được hình thành từ CP hóa các tập đoàn, tổng Cty và DNNN có quy mô lớn. Quy trình CP hóa sẽ điều chỉnh bổ sung thêm phương án để các cổ đông chiến lược sẽ được ưu tiên mời tham gia đàm phán, thỏa thuận về phương án cổ phần hóa, phương án tham gia góp vốn,... sau đó mới tiến hành IPO tại thời điểm phù hợp.

Chính phủ VN đang đẩy mạnh việc thực hiện công khai, minh bạch thông tin tài chính DNNN theo nguyên tắc thị trường.

Thứ ba, Chính phủ VN đang đẩy mạnh việc thực hiện công khai, minh bạch thông tin tài chính DNNN theo nguyên tắc thị trường (hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2013/NĐ-CP quy định bắt buộc công khai thông tin tài chính tại các DN 100% vốn nhà nước) theo đó các thông tin về tài chính DN, danh mục các DN có vốn nhà nước/ vốn điều lệ theo tỉ lệ trên 50%, trên 65%, trên 75% và 100% sẽ được công bố để tạo điều kiện để các nhà đầu tư có đủ thông tin cần thiết cho việc xem xét, quyết định đầu tư. 

Thứ tư, riêng đối với các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, quá trình tái cơ cấu DNNN tại VN sẽ là cơ hội để cung ứng các dịch vụ tài chính để hỗ trợ DN VN triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu. Đặc biệt trong lĩnh vực xử lý nợ xấu, hiện nay Bộ Tài chính và NH nhà nước đang được Tổ chức JICA của Nhật Bản tư vấn, hỗ trợ xây dựng thế chế, quy trình và mô hình định chế thực hiện.

Điều này sẽ giúp các DN Nhật Bản có thể trực tiếp mua nợ xấu của các DN VN để thực hiện tái cơ cấu hoặc cũng có thể đàm phán để trở thành cổ đông chiến lược của các DN khi thực hiện cổ phần hóa theo Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt, qua đó hỗ trợ các DN thực hiện tái cơ cấu và thoái vốn đầu tư ngoài ngành.

Theo ông Trương Chí Trung (Thứ trưởng Bộ Tài chính)


thunm

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên