Cơ hội để ngành da giày tiếp cận các thị trường lớn
5 tháng đầu năm 2013, giày dép XK đạt 3.238 USD tăng 15% và túi xáchđạt 658 triệu USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ.
Chiều 11/7 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn diễn ra Hội thảo “Cơ hội ngành Da-Giày Việt Nam trong việc tiếp cận Hiệp định TPP và FTA Việt Nam-EU” do Bộ Công Thương, Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaco) tổ chức.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Lefaco, hiện cả nước có trên 500 doanh nghiệp (DN) da giày, hằng năm đóng góp 7-8% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Việt Nam đang là nước xuất khẩu sản lượng giày lớn thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc), tạo công ăn việc cho trên 600.000 lao độngvà hơn 500.000 lao động trong ngành công nghiệp hỗ trợ.
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 8.764 triệu USD (chiếm 7,6% xuất khẩu cảnước, chiếm 10,5% xuất khẩu công nghiệp).5 tháng đầu năm 2013, giày dép XK đạt 3.238 USD tăng 15% và túi xáchđạt 658 triệu USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ.
Tham gia vào TPP và FTA cóthểđem đến cơ hội rất lớncho Việt Nam kết nối với các nền kinh tế lớn trên thế giới và trong khu vực như Mỹ, EU… Đối với XK Việt Nam, tham gia các hiệp định này mang lại những lợi thế quan trọng về thuế xuất cũng như khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến với giá cả hợp lý và ngành da giày cũng không ngoại lệ.
Hội thảo“Cơ hội ngành Da-Giày Việt Nam trong việc tiếp cận Hiệp định TPP và FTA Việt Nam - EU” đã phân tích sâu những thách thức, tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN da giày, đặc biệtđã vạch ra hướng đi cho các DN tận dụng tối đa lợi ích cắt giảm thuế quan của Hiệp định thương mại tự do.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Da giày Việt Nam cũng sẽ thường xuyên cập nhật thông tin về TPP và FTA với EU để khai thác tối đa lợi thế của 2 Hiệp định này, tránh thiệt hại do thiếu thông tin; nhắc nhở, cảnh báo các hành vi kinh doanh đi ngược với tinh thần TPP và FTAcùng những Hiệp định khác.
Theo Anh Thư