MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Khó nhưng phải làm

Việc cổ phần hóa trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ chậm, không đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra.

Vậy cần cơ chế, chính sách gì để tháo gỡ khó khăn cho việc cổ phần hóa góp phần để chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả? Các doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng 60% vốn tín dụng của cả nước nhưng chỉ đóng góp 30% GDP. 

Dù được xác định là trụ cột của nền kinh tế và có những đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết các chính sách an sinh xã hội của Việt Namtrong những năm qua, nhưng hệ thống doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề như hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, vay nợ nhiều, đầu tư dàn trải, năng lực cạnh tranh yếu, cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lí, mô hình tổ chức chưa phù hợp và quản trị doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.

Tái cơ cấu trong đó đẩy mạnh hơn nữacổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng đắn. Nhưng thực tế cho thấy việc cổ phần hóa trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ chậm, không đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra. Ba năm gần đây, cả nước mới chỉ sắp xếp được 180 doanh nghiệp trong đó cổ phần hóa 99 doanh nghiệp và 81 doanh nghiệp được sắp xếp theo các hình thức khác.

Trước tình hình trên, một hội nghị về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì đã diễn ra tại Hà Nội. Bắt đầu từ năm nay, Chính phủ chủ trương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh và đẩy nhanh việc cổ phần hóa, khâu trọng tâm của tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, giảm mạnh doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối hướng đến mục tiêu cổ phần hóa thành công 432 doanh nghiệp trong hai năm tới đây.

Nhiệm vụ chung mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quán triệt với các Bộ ngành địa phương và lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước là từ nay đến hết năm 2015, Chính phủ sẽ kiên quyết thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong đó trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả với các tập đoàn kinh tế, thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, tách bạch sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị công ích. 

Thủ tướng cũng khẳng định sẽ có hình thức kiểm điểm nghiêm khắc đối với lãnh đạo các bộ ngành địa phương, doanh nghiệp nhà nước nếu không hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu.

Làm thế nào để thực hiện mục tiêu này trong bối cảnh cổ phần hóa trong những năm gần đây diễn ra chậm chạp? Cần cơ chế, chính sách gì để tháo gỡ khó khăn cho việc cổ phần hóa góp phần để chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả?

Đại diện cho Bộ Giao thông vận tải - đơn vị có 44/99 doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành việc cổ phần hóa trong 3 năm qua, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ đưa ra những ý kiến về vấn đề này trong chương trình Đối thoại chính sách. 

Tham dự chương trình về chủ đề được rất nhiều người quan tâm này còn có TS Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và TS Phạm Viết Muôn – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương.


cucpth

Theo VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên