MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ sở hạ tầng - Tâm điểm thu hút dòng vốn FDI

Trong tổng số hơn 218 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào VN trong hơn 25 năm qua thì lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm tới gần 60%.

Dòng vốn FDI luôn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong suốt hơn 25 năm qua. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn phát triển năng động.

Nhìn lại trong suốt hơn 2 thấp kỷ về việc thu hút dòng vốn FDI có thể nhận thấy, lĩnh vực kết cấu hạ tầng có sức hút khá lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Kể cả trong những năm khó khăn về kinh tế thu hút FDI vấn là “nhất hạ tầng, nhị phụ trợ”. Thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại báo cáo về 25 năm thu hút dòng vốn FDI (tính tới 6/2013) đúc kết một vài con số sau:

Bức trang toàn cảnh dòng vốn FDI 25 năm


*Số dự án còn hiệu lực: 15.067

*Tổng vốn đăng ký: Gần 218,8 tỷ USD

*Tổng vốn thực hiện: 106,3 tỷ USD

*Lĩnh vực công nghiệp –xây dựng: Chiếm 58,4% 


Hạ tầng - sức hút lớn nhất của dòng vốn FDI

Cũng theo những con số mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố, cả nước có khoảng 123 dự án có quy mô vốn trên 6.000 tỷ/dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 139 tỷ USD, chiếm khoảng 57%. Trong đó, 63 dự án có quy mô vốn trên 12.000 tỷ/dự án với tổng vốn là 115,3 tỷ USD chiếm gần một nửa số vốn FDI đăng ký của cả nước.

Báo cáo cũng cho thấy, hầu hết các dự án này thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế như điện, viễn thông, lọc hoá dầu, thép…đáng chú ý là có 15 dự án BOT nhiệt điện quy mô dự án trên 12.000 tỷ đang chờ phê duyệt.

FDI qua các năm -Nguồn: FIA

Hạ tầng khu công nghiệp chiếm hơn 100 tỷ USD

Cũng theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có khoảng 300 KCN và khu kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư. Các khu công nghiệp này chiếm trên 50% tổng vốn FDI vào Việt Nam.

Nhìn vào những hoạt động đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới vào VN gần đây, có thể thấy lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp chế biến đang chiếm lĩnh dòng vốn này.

Các trường hợp điển hình:

Sam Sung - 7 tỷ USD: Vào VN từ tháng 3 năm 2008, chỉ hơn 6 năm Sam Sung đã lọt vào TOP doanh nghiệp FDI hàng đầu đang đầu tư và hoạt động tại VN. Hiện Sam Sung đã đầu tư 5,5 tỷ USD vào lĩnh vực điện tử, khi nhà máy tại Tp.HCM khởi động thì con số này lên 7 tỷ USD. Sam Sung cũng vừa đầu tư thêm 3 tỷ USD để mở rộng nhà máy ở miền Bắc và Thái Nguyên.

Năm 2013, kiêm ngạch xuất khẩu của Sam Sung đạt trên 23 tỷ USD. Riêng Sam Sung Thái Nguyên năm 2014 dự kiến doanh thu  đạt khoảng 8 tỷ USD và tăng lên 12 tỷ USD vào 2015.

Không chỉ lĩnh vực điện tử, Sam Sung còn đang nhảy vào lĩnh vực đóng tàu với kế hoạch xây dựng nhà máy 950 triệu USD.

Tập đoàn LG: Ông Đặng Thành Tâm, doanh nhân thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất từ LG cho rằng, có vẻ LG đang có chiến lược xây dựng tổ hợp thành phố công nghệ cao tại VN. Và vừa qua, các KCN của ông Đặng Thành Tâm cũng đã hút được dòng vốn lớn từ LG. Theo nhận định của ông Tâm, dòng vốn FDI đầu tư vào 11 KCN do Kinh Bắc quản lý sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD vào năm 2015.

Chỉ tính riêng LG mới đây đã đầu tư vào KCN Tràng Duệ (Hải Phòng) để xây dựng nhà máy 1,5 tỷ USD. KBC cũng đã ký bản ghi nhớ với LG mở rộng đầu tư, thuê thêm đất tại KCN này khoảng 650 tỷ đồng.

CTCP KCN Đình Vũ (liên doanh giữa Hải Phòng 25% và một tổ hợp nhà đầu tư nước ngoài gồm Rent - A- Port, Infra Asia và Công ty Quản lý và Phát triển cảng (IPEM), của Bỉ 75%) vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy mô 520ha, vốn đầu tư 259 triệu USD.

Rent - A - Port đang theo đuổi KCN dự kiến có tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng tại Quảng Ninh; Amata (Thái Lan) đang nghiên cứu đầu tư Dự án KCN công nghệ cao quy mô 2 tỷ USD; Texhong (Hongkong) với KCN Texhong Hải Hà, quy mô 660 ha, vốn đầu tư 215 triệu USD…

VSIP cũng đang lên kế hoạch đầu tư Dự án Tuy Phước và khu vực dọc tuyến đường Long Vân - Long Mỹ (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) 1.400 ha; Tập đoàn TAL (Hồng Kông) sẽ xây dựng nhà máy ở KCN Đại An trị giá 200 triệu USD…


Hạ tầng giao thông đang hút nhà đầu tư ngoại

Bên cạnh lĩnh vực hạ tầng công nghiệp, hạ tầng giao thông cũng đang trong tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Mới đây, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng đã tỏ ý muốn bán 5 tuyến đường cao tốc cho đối tác ngoại.

Gồm tuyến cao tốc Nội Bài –Lào Cai: Thông xe vào tháng 9/2014, tổng mức đầu tư gần 1,5 tỷ USD, dài 245km. Bán quyền khai thác.

Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: thông xe giữa năm 2012, dài 50m, 6 làn xe, tổng mức đầu tư 8.974 tỷ đồng theo hình thức BOT. Bán quyền khai thác.

Bến Lức –Long Thành: Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng hơn 1,6 tỷ USD (tương đương 31.320 tỉ đồng) vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á, từ vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Bán quyền khai thác.

Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây: Tổng mức đầu tư 18.884 tỷ đồng, dài 55,7km, khởi công từ tháng 10 năm 2009; Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Tổng mức đầu tư 27.968 tỷ đồng dài 140km.

Ngoài ra, mới đây, Bộ trưởng GTVT cũng cho rằng chủ đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chuẩn bị bán 70% dự án cho một nhà thầu của Ấn Độ. Tổng mức đầu tư 46.900 tỷ đồng, dài 105km, khởi công từ 2008. Đến nay, đã giải ngân khoảng 12.174 tỷ đồng, đạt 68,6% giá trị các hợp đồng xây lắp.

Ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài

Khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi khá nhiều từ Chính phủ.

Đối với lĩnh vực công nghệ cao: thuế suất phổ thông nhất là 10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo. Đối với dự án có quy mô vốn trên 6000 tỷ, thuế suất 10% trong 30 năm.

Bộ Tài chính đang kiến nghị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp... có quy mô vốn từ 12.000 tỷ đồng trở lên, giải ngân trong vòng 5 năm, sử dụng công nghệ đã được thẩm định hướng ưu đãi như trên.

Dự án có doanh thu trên 20.000 tỷ/năm,áp dụng công nghệ tiên tiến đầu tiên ở VN: thuế 10% trong 30 năm.

>>>Ông Đặng Thành Tâm: Sẽ bùng nổ làn sóng mới hút vốn đầu tư nước ngoài

>> Ngân hàng ngoại đón đầu dòng chảy FDI vào Việt Nam

Gia Bảo

thuatkv

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên