Công nghiệp hỗ trợ quá yếu, nhiều tập đoàn quốc tế muốn rút khỏi Việt Nam
Thiếu vốn, công nghệ, trình độ quản trị kém, cơ sở hạ tầng yếu... là những "nút thắt" khiến doanh nghiệp nội địa ngành công nghiệp hỗ trợ mãi không chịu lớn.
- 27-08-2014Không dễ vào chuỗi LG, Samsung...
Ông Nguyễn Hoàng – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) chia sẻ như vậy khi trao đổi với chúng tôi.
Theo vị Chủ tịch HANSIBA, các doanh nghiệp nội trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ sẽ có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia nếu biết nắm bắt và có cơ chế hỗ trợ thỏa đáng về hạ tầng, vốn, thị trường đầu
Tập đoàn Samsung vừa đề nghị Việt Nam tìm đối tác sản xuất một số linh kiện đơn giản cho điện thoại di động và máy tính bảng của tập đoàn này, như bộ sạc pin, cáp USB… Nhưng không một doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ( DN CNHT) nào của Việt Nam có thể đáp ứng được. Thực tế này nói lên điều gì về thực trạng ngành CNHT Việt Nam, thưa ông?
Bao nhiêu năm nay chúng ta vẫn loay hoay phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhưng tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm mới chỉ chiếm gần 20%; riêng với các sản phẩm công nghệ cao thì tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều.
Trong câu chuyện của Samsung, phải thẳng thắn với nhau và các DN CNHT nội địa còn yếu về công nghệ, quản lý, thiết bị máy móc, hạ tầng, vốn… nên khi có đơn đặt hàng từ các tập đoàn hầu hết đều “bó tay”.
Các tập đoàn đa quốc gia đang muốn di dời khỏi VN nếu VN không đáp ứng được CNHT, bởi nếu họ nhập khẩu linh phụ kiện ở nước thứ ba về đây thì chi phí cao, sản phẩm của họ không cạnh tranh được toàn cầu. Đây là thách thức để chúng ta phải phát triển CNHT.
Ông vừa nhắc tới việc DN ngành CNHT hiện đang rất thiếu vốn. Phải chăng, vốn đang làm trở ngại khiến DN đành “bó tay” trước những cơ hội “mười mươi”?
Không những là trở ngại, mà vốn đang là trở ngại đặc biệt đối với các DN CNHT. Tôi cho rằng, cả DN và ngân hàng phải ngồi với nhau hết sức cụ thể để tìm giải pháp và xử lý các vướng mắc. Như, xem xét kế hoạch đầu tư của DN là gì, đầu ra làm sao, lợi nhuận thế nào… thì NH mới yên tâm rót vốn cho DN CNTHT vay thời gian đủ dài để thu hồi vốn và có chính sách ưu đãi lãi suất, hỗ trợ về mặt hồ sơ để vay.
Vì nhiều khi, DN CNHT không đủ giấy tờ để hoàn thành hồ sơ của các tổ chức tín dụng (TCTD), nhất là các TCTD nhà nước như Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Cho nên, dù có chính sách ưu đãi thì DN cũng không thể vay được như mong muốn.
Vậy, nếu xếp thứ tự hạ tầng, vốn, đầu ra sản phẩm, thiết bị máy móc…. thì yếu tố nào quan trọng nhất đối với một DN CNHT, thưa ông?
Không có yếu tố nào thứ nhất, cuối cùng, mà tất cả phải đồng bộ. Nếu thiếu bất kỳ yếu tố nào DN cũng không thể sản xuất được. DN có đầu ra mà không có tài chính, không có vốn thì lấy gì sản xuất làm sao? Ngược lại, DN có vốn rồi mà đầu ra không có thì không giải quyết được vấn đề gì.
Các DN CNHT hiện đang rất khó khăn. Do đó, chúng tôi đang quy tụ và phân công nghiệm vụ rất rõ ràng cho các đối tượng tham gia. Ví dụ, ngân hàng phải có giải pháp hỗ trợ tài chính, có nguồn vốn đủ dài, đủ mạnh hỗ trợ DN.
Còn nhà đầu tư phải có hạ tầng chuyên sâu, đảm bảo cho DN sản xuất. Còn DN thì phải đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng được thị trường trong nước và quốc tế.
Các NH thì nói luôn sẵn sàng dành nguồn vốn cho CNHT, nhưng với mức lãi suất cao như hiện nay thì liệu có DN nào “gật đầu” vay?
Chắc chắn rồi. Với lãi suất hiện nay, DN CNHT có muốn cũng chùn chân. Theo các phương án sản xuất kinh doanh của các DN, thì lãi vay phải dưới 3% thì DN mới sản xuất được, và thời gian vay phải 8-12 năm mới đủ quay vòng vốn. Nhưng ngay vốn VDB dành cho các DN CNHT cũng hơn 10%, còn vay tại các NHTM đàm phán khéo cũng phải 12%/năm.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, muốn phát triển CNHT, cần bàn tay Chính phủ. Các cường quốc CNHT như Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia đã lập ra các quỹ tài chính vài chục năm nay để hỗ trợ CNHT và đến giờ phút này đã phát triển.
Ông nghĩ sao về Quỹ đầu tư CNHT vừa được Bộ Công thương đề xuất tại dự thảo Nghị định về phát triển CNHT để hỗ trợ tín dụng cho DN CNHT phát triển?
Tôi không kỳ vọng nhiều vào mô hình quỹ này. Vì vay trực tiếp từ NH, DN còn đang chật vật nữa là giờ qua trung gian thứ ba.
>>>Tài chính và hạ tầng - Điểm nghẽn phát triển công nghiệp hỗ trợ
Theo Trường Giang