MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Đại gia" bán lẻ ồ ạt vào VN: Vừa mừng vừa lo

Ngoài BigC, Metro, Parkson... và mới đây nhất là Aeon, hàng loạt "đại gia" bán lẻ nổi tiếng thế gới đang tích cực mở rộng đầu tư tại VN trong khi các doanh nhiệp trong nước lao đao.

Phát biểu tại Hội thảo của Hiệp hội các nhà Bán lẻ VN tìm định hướng đầu tư và phát triển hệ thống bán lẻ VN ngày 3-10, ​ông Phạm Đình Đoàn - chủ tịch Tập đoàn Phú Thái - đã liệt kê hàng loạt “đại gia” phân phối bán lẻ đang và sẽ mở rộng quy mô ở VN.

Vừa mừng vừa lo

Nêu ví dụ một trường hợp của Aeon, ông Đoàn cho biết doanh nghiệp này vừa mở siêu thị ở TP.HCM và năm 2015 sẽ mở tiếp một đại siêu thị ở Hà Nội. Nhiều “đại gia” khác cũng đang mở những hệ thống phân phối lớn, hoặc đại siêu thị có diện tích cả chục ngàn m2.

Trong khi đó, theo ông Đoàn, các doanh nghiệp VN muốn đầu tư một cửa hàng bán 24 giờ vốn đầu tư ban đầu ít nhất cũng đã 100.000 USD. Mà để hệ thống có hiệu quả, có lãi, quy mô phải đầu tư khoảng 300 cửa hàng. 

Cảnh báo nhiều hệ thống bán lẻ của VN đều đang lỗ, ông Đoàn cho rằng các doanh nghiệp cứ tự làm, tự chạy theo kiểu đầu tư như hiện nay có thể sẽ lỗ kép, vừa kinh doanh lỗ, vừa lỗ vì lãi vay ngân hàng, có thể dẫn tới vỡ nợ.

Là doanh nhân trực tiếp phân ph"Đại gia" bán lẻ ồ ạt vào VN: vừa mừng vừa loối, ông Đoàn cho rằng doanh nghiệp VN đang có lối ra là liên doanh với nước ngoài trước khi quá muộn. Một vài năm nữa, với tốc độ mở cửa, đàm phán tự do hóa thương mại hiện nay, thị trường sẽ mở hoàn toàn.

Trong viễn cảnh đó, ông Đoàn giả thiết: lãi 1 quý của Walmart khoảng 1 tỉ USD, chỉ cần họ bỏ 500 triệu USD vào VN thôi thì thị trường bán lẻ VN sẽ ra sao?

Ngành bán lẻ VN không xin bảo hộ, chỉ xin công bằng

Ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) thì nêu thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến, nói muốn đầu tư và bắt tay với Hapro nhưng điều kiện của họ là tỷ lệ nắm phải 51% vốn và mang thương hiệu của nước ngoài.

“Chúng tôi không chấp nhận vì không muốn ngày hôm sau mở mắt thương hiệu Hapro đã biến thành một thương hiệu nước ngoài”, ông nói.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ, ví dụ trường hợp Metro vào VN cả chục năm cơ bản không đóng thuế để cảnh báo. Theo bà Loan, việc Tổng cục thuế thanh tra Metro là cần thiết và đúng đắn. Lý do, Metro vào VN với tư cách bán buôn nhưng thực tế 19 điểm đều bán lẻ.

Chưa hết, họ được ưu tiên của chính quyền địa phương đặt vị trí ở rất gần trung tâm thành phố trong khi mô hình bán buôn phải cách trung tâm 10-15km.

Bà Loan cho biết các “đại gia” như thế này đã trực tiếp cạnh tranh và khiến các nhà bán lẻ trong nước gặp không ít khó khăn. Trước thực tế này, bà Loan đề nghị sắp tới doanh nghiệp VN không cần bảo hộ, nhưng mong chính sách phải công bằng, minh bạch.

1000 siêu thị ở Hà Nội có đủ “cứu” được thị trường bán lẻ?


Theo C.V.Kình - Hải Vân

huongtt

Tuổi trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên