Đầu tư hạ tầng bằng BOT hay Ngân sách Nhà nước?
Đầu tư hạ tầng bằng hình thức BOT, tức là Xây dựng, Vận hành rồi Chuyển giao hay chờ Ngân sách Trung ương, tức là chờ nguồn ODA hay Trái phiếu Chính phủ?
- 26-06-2015Cơ chế thực hiện nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định
- 08-06-2015Bộ GTVT đang rà soát các trạm thu phí BOT
- 28-05-2015Khẩn trương lập quy hoạch tổng thể các trạm thu phí BOT
- 26-05-2015“BOT là chìa khóa để phát triển hạ tầng giao thông”
- 29-03-2015Hấp dẫn đầu tư từ hạ tầng cảng biển
Câu trả lời có lẽ là khá dễ cho các địa phương. Nếu được chọn, họ sẽ không làm BOT. Bởi hiểu một cách đơn giản, làm đường theo BOT có nghĩa là đi vay bên ngoài để đầu tư. Và người trả nợ là doanh nghiệp và người dân địa phương - những người sẽ đi trên những con đường đó và trả phí cho nhà đầu tư.
Còn nếu chờ Ngân sách Trung ương, có thể hiểu đó là một khoản cho không. Trung ương sẽ đầu tư cho địa phương và nếu đó là một nguồn vốn vay, Trung ương sẽ trả nợ thay địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp như hiện nay, áp lực nợ công cao, việc trông chờ vào Ngân sách Trung ương có thể hiểu như một sự ỷ lại của các địa phương.
Đó cũng là tinh thần mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu với các địa phương trong Phiên họp trực tuyến với 63 tỉnh thành hôm 29/6 vừa qua.