MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ĐBQH Phạm Trọng Nhân phát biểu góp ý về sửa đổi Hiến Pháp

Nếu không có Hội đồng hiến pháp và tòa án Hiến pháp, ai sẽ là người phát hiện và xử lý những hành vi vi hiến? - Ông Nhân đặt vấn đề.

Phát biểu tại phiên họp sáng 3/5/2013, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, đại biểu Phạm Trọng Nhân đưa ra nhiều ý kiến về cơ chế kinh tế, thành phần kinh tế và quyền con người.

Theo ông Nhân, nên quy định "nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế bình đẳng", và nhấn mạnh từ "bình đẳng". Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Việc bình đẳng là vô cùng có ý nghĩa và đúng đắn. Đây cũng là kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp và kể cả các Nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu không có Hội đồng Hiến pháp, và cũng không thêm bớt nội dung nào trong dự thảo, coi như chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ mà đồng bào cử tri giao phó. 

"Ai sẽ đứng ra báo cáo cử tri về quyền lực đã được giao như thế nào, ai sẽ đứng ra phân minh vụ việc dừng đăng ký xe máy ở Hà Nội trước đây, vụ việc thu hồi đất ở Tiên Lãng, về việc cấp chứng minh nhân dân mới, phạt xe không chính chủ, phạt đội mũ bảo hiểm giả?...." - ông Nhân quyết liệt đưa ra hàng loạt vấn đề nếu vẫn giữ nguyên cơ chế bảo hiến như hiện nay. 

Nếu không có Hội đồng hiến pháp và tòa án Hiến pháp, ai sẽ là người phát hiện và xử lý những hành vi vi hiến? - Ông Nhân tiếp tục đặt vấn đề. 

Trên hết, việc có Hội đồng Hiến pháp và tòa án Hiến pháp cũng là cách chính danh, mạnh mẽ để Việt Nam lên án những hành vi vi phạm chủ quyền độc lập nước ta, trong đó có chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa. Đại biểu Phạm Trọng Nhân yêu cầu Quốc hội lên tiếng và đưa ra những quyết sách cụ thể. 

Bài toán xử lý mối quan hệ giữa Hội đồng Hiến pháp và Quốc hội khi hai cơ quan này mâu thuẫn về mặt quyền lực là một bài toán rất khó cần được nghiên cứu thêm. 

Quỳnh Anh

thunm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên