Dự báo lạm phát cả năm ở mức 7,3%
Lạm phát toàn phần tháng 2 thấp nhất kể từ tháng 11/2009, mặc dù tháng này có thời điểm Tết Nguyên đán - vốn từ trước tới nay đều đẩy giá thực phẩm và một số mặt hàng tăng cao.
Theo dự báo của các chuyên gia, lạm phát cơ bản (không tính đến giá thực phẩm và xăng dầu) sẽ giảm thêm khi nền kinh tế tiếp tục hoạt động dưới mức khuynh hướng. Trong khi chỉ số GDP quý IV/2013 đã tăng từ mức 5,5% trong quý III lên 6,0% so với năm trước, các điều kiện nội địa ở Việt Nam tiếp tục suy yếu do bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ lớn vẫn treo lơ lửng và tốc độ cải thiện lĩnh vực dịch vụ chậm chạp.
Đầu tư mới trong ngành điện tử và sản xuất đã giúp bù đắp cho hoạt động đầu tư nội địa đang chậm dần. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vẫn không đủ để vượt qua tình hình kinh tế nội địa uể oải. Khoảng cách sản lượng của Việt Nam (sự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế tiềm năng và thực tế) đang ở mức âm kể từ năm 2011.
Như vậy, thiếu hụt về sản lượng sẽ tiếp tục âm vào năm 2015 với nhân công lao động và vốn hoạt động dưới mức khả năng còn lâu hơn nữa. Lạm phát cơ bản, giá thực phẩm và toàn phần sẽ từ từ hội tụ làm giảm biến động giá cả.
Điều đáng lo ngại, nếu đầu tư và chi tiêu thiếu hiệu quả trong thời gian quá dài thì nhiều thiệt hại sẽ giáng vào nền kinh tế, gây hậu quả dài hạn. Nhu cầu đối với lao động bán chuyên đang tăng do dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhưng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn yếu.
Với lượng lao động không chính thức tương đối lớn (ước tính chiếm khoảng 23,5% tổng lực lượng lao động) và 82% người lao động không có bảo hiểm xã hội, các hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng trước những cú sốc kinh tế.
Điều này giải thích cho hành vi tiêu dùng cẩn trọng của người Việt Nam trong thời điểm Tết Nguyên đán vừa qua đi ngược lại với những gì đã diễn ra trong những năm trước.