[Dư thảo] Doanh nghiệp vốn trên 50 tỷ đồng mới đuợc giao dịch hàng hoá ở nước ngoài
Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư quy định điều kiện đối với thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
Theo Bộ Công Thương, Thông tư này áp dụng cho thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài trong giai đoạn 2015 – 2020.
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư có ngành nghề kinh doanh các mặt hàng được giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
b) Vốn điều lệ của doanh nghiệp tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký từ 50 tỷ đồng trở lên.
c) Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh mặt hàng được giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài trong vòng ít nhất 5 năm liên tiếp cho đến thời điểm nộp hồ sơ.
d) Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi ba 3 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đăng ký tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài và không có lỗ lũy kế tại năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.
Thông tư nêu rõ,Thương nhân Việt Nam đề nghị cấp phép tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài gửi hai bộ hồ sơ về Bộ Công Thương gồm các văn bản đề nghị cấp giấy phép, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, báo cáo tài chính hoặc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm gần nhất.
Theo trình tự cấp phép, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Bộ Công Thương thực hiện việc thẩm tra hồ sơ và quyết định cấp Giấy phép hoặc không cấp Giấy phép cho thương nhân.
Trường hợp không cấp phép thì Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
>>> Nên “mở” cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài
Hướng Dương