MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

EuroCham: Đầu tư tư nhân trên thế giới sẽ giúp Việt Nam giảm gánh nặng nợ công

Theo báo cáo của VCCI, ngân sách quốc gia có thể đáp ứng 50% nhu cầu cơ sở hạ tầng của Việt Nam, ước tính 170 tỉ đô la Mỹ trong giai đoạn 2011-2020.

Trong bài trình bày của mình, Ông Tomaso Andreatta - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết: Nợ công cho tới nay ở ngưỡng an toàn, nhưng đang tăng nhanh và sẽ sớm đạt đến mức dẫn đến nhận định rủi ro từ quốc tế đối với thị trường Việt Nam. 

Theo báo cáo của VCCI, ngân sách quốc gia có thể đáp ứng 50% nhu cầu cơ sở hạ tầng của Việt Nam, ước tính 170 tỉ đô la Mỹ trong giai đoạn 2011-2020.

“Một cách để cải thiện vấn đề này là tăng nguồn thu từ thuế, đặc biệt là chống trốn thuế và hạn chế chi tiêu. Điều này có nghĩa là nguồn đầu tư không thể đến từ chính phủ, mà từ các ngân hàng trong nước với nguồn vốn hạn hẹp, và các nguồn hiện tập trung vào quản lý danh mục có sẵn”.

Theo ông Tomaso Andreatta, nguồn vốn ODA đang là một hy vọng cho Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa đủ và việc Việt Nam hướng đến nước có mức thu nhập trung bình sẽ dần làm giảm mức ân hạn và viện trợ của chính phủ cho nguồn viện trợ chính phủ và tương tự cho các tổ chức siêu quốc gia.

Chỉ có một giải pháp duy nhất là thu hút nguồn vốn tư nhân từ các nước trên thế giới dưới dạng đầu tư dự án” – Ông Tomaso Andreatta nói.

Và ông cho rằng, Việt Nam nên thu nhận ý kiến của các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, để xem xét rằng có cần thiết phải thay đổi khuôn khổ pháp lý dành cho các dự án mà có nguồn vốn dựa vào dòng tiền luân chuyển, từ đó rủi ro của các công ty quốc tế được giảm đến mức có thể sinh lợi. 

Hiện nay, các công ty vận hành cơ cở hạ tầng, ngân hàng, các quỹ mong muốn đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên với những quy định hiện tại, thì điều này hầu như không khả thi, trong khi đó ở các nước Đông Nam Á khác dường như vẫn trước chúng ta về mặt quy định và kinh nghiệm, đang tiếp tục cải tiến và thu hút để tăng nguồn đầu tư. 

Đại diện phòng thương mại Châu Âu EuroCham cũng cho rằng, có một cơ hội tiềm năng khác có thể có được từ việc thúc đẩy hoạt động kinh tế ở quốc gia. 

Điều này có thể thực hiện được thông qua việc cải thiện triển vọng vào thị trường bất động sản và xây dựng, tuy nhiên, trước hết cần phải thông qua việc giảm giá bất động sản, để thành phần thu nhập trung bình khá có thể tham gia vào thị trường, và bằng việc thúc đẩy thương mại đa quốc tế, vốn dĩ là phần năng động nhất của kinh tế Việt Nam. 

Ngày càng có nhiều các công ty quốc tế bị thu hút đầu tư vào Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, và các công ty trong nước cần phải sẵn sàng cạnh tranh vì họ sẽ sử dụng bất kỳ các hình thức bảo vệ nào nhằm trì hoãn quá trình chuyển đổi.

Cuối cùng, sự chuyển đổi các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thêm sinh khí cho 1/3 khối kinh tế họ đại diện, cũng như dần dần gia giảm các nguồn lực trong lĩnh vực mà chính phủ và ngân hàng quản lý chặt chẽ. 

Ông này cũng bày tỏ thêm, Chính Phủ Việt Nam đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do FTA. Hiệp định này có tiềm năng thúc đẩy nền kinh tế một cách lâu dài và mạnh mẽ. Đặc biệt, công tác xúc tiến Hiệp định đang được đặt ở cường độ cao và có nhiều hy vọng rằng Hiệp định sẽ được ký kết vào mùa xuân sang năm.


Khánh Nhi

huongtt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên