Giảm tổn thất điện năng năm 2010: EVN đề nghị 9%, chính phủ yêu cầu 8%
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành điện phải giảm tiêu thụ điện năng (TTĐN) xuống còn 8% vào năm 2010 nhưng EVN lại đề nghị tỷ lệ TTĐN năm 2010 là 9%.
Vào tháng 5.2009, sau khi tiếp
nhận báo cáo của tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch
giảm tỷ lệ tổn
thất điện năng (TTĐN) giai đoạn 2009 – 2012, cục Điều tiết
điện lực, bộ Công thương
đã yêu cầu tập đoàn này phải bổ sung, hoàn chỉnh
hồ sơ, đề án giảm
tỷ lệ TTĐN.
Trong đó, yêu cầu lớn nhất là EVN phải giải trình kỹ vì sao, trong quyết định về giá bán điện số 276/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành điện phải giảm TTĐN xuống còn 8% vào năm 2010 nhưng EVN lại đề nghị tỷ lệ TTĐN năm 2010 là 9%.
Được biết, mới đây EVN đã có tờ trình kèm theo đề án giảm TTĐN thì trong đề án này, EVN vẫn cho rằng, lệnh giảm tỷ lệ TTĐN của Thủ tướng là “khó khả thi”.
Theo EVN thì lãnh đạo tập đoàn này cũng đã có chỉ đạo các công ty điện lực trực thuộc lập kế hoạch định hướng đề nghị thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, EVN lý giải rằng, TTĐN phải phụ thuộc rất nhiều vào chiều dài đường dây, cấp điện áp truyền tải, chủng loại thiết bị…
Để
TTĐN giảm sát với tổn thất
kỹ thuật thì phải đầu tư,
nâng cấp tiết diện dây, điện
áp truyền tải, rút ngắn bán kính cấp điện, thay thế
thiết bị lạc hậu…
Và tổng vốn cần để
đầu tư trong hai năm 2009 – 2010 là
15.596 tỉ đồng.
Nhưng việc
huy động được số vốn
khổng lồ đó, theo EVN là “khó khả thi” trong khi tập đoàn này đang thiếu vốn. Do đó, EVN đề
nghị phấn đấu giảm
TTĐN ở mức 9% năm 2010, 8,9% vào năm
2011 và 8,8% vào năm 2012 (tức
là vẫn chưa đạt mục
tiêu như Thủ tướng Chính phủ
giao).
EVN còn cho rằng, giả sử cứ tập trung vốn cho các công ty điện lực để cải tạo lưới điện, thay thế thiết bị… để đạt cho được tỷ lệ TTĐN như Thủ tướng giao thì so sánh phần mang lợi đem lại là “không kinh tế”.
Hơn thế nữa, theo lý sự
của “nhà đèn”, hiện nay vẫn còn 4.451 xã với
trên 5,5 triệu hộ nông thôn do các tổ chức, đơn
vị thuộc nhiều thành phần
kinh tế quản lý, kinh doanh bán điện đến các hộ.
Các cơ sở này quản lý kém, cơ
sở vật chất, lưới
điện thiếu an toàn, tỷ lệ TTĐN ở
khu vực này trung bình là
25%. Cho nên, khi phải tiếp nhận toàn bộ
hệ thống lưới điện
từ khu vực này, TTĐN của EVN sẽ tăng 2,23%.
Do đó, sẽ cần phải có nhiều thời gian và vốn đầu tư để tăng cường quản lý, cải tạo lại hệ thống này để giảm dần TTĐN trong những năm sau tiếp nhận. Do đó, EVN chính thức có đề nghị, nếu tính cả việc tiếp nhận lưới điện nông thôn thì đến năm 2010, tỷ lệ TTĐN của EVN là 10,9%, đến năm 2011 là 10,1% và đến năm 2012 còn 9,67%.
Nếu
xét về hiện trạng lưới
điện, nguồn vốn, thực
trạng quản lý điện nông thôn, cơ
sở để EVN cho rằng, mục tiêu giảm
TTĐN còn 8% của Thủ tướng Chính phủ
vào năm 2010 là “khó khả
thi” nghe có vẻ rất khách quan, có lý.
Nhưng cứ vin vào những
lý do này để tỷ lệ TTĐN lúc nào cũng ở
mức… trên trời, ít nhất là so với một số
nước trong khu vực có cơ sở
hạ tầng điện lực
gần gần giống với
Việt Nam thì cái tỷ lệ TTĐN như
EVN đề nghị rõ ràng là rất bất hợp
lý trong xu hướng chung
là phải giảm mạnh tỷ
lệ TTĐN, tiết kiệm năng lượng
hiện nay.
Một số nước
có tỷ lệ TTĐN đã khá thấp như Thái Lan (4,66%, năm 2008), Hàn Quốc (3,96% vào năm 2007), Trung
Quốc (6,3% vào năm 2007)…
lẽ ra là điều EVN phải học tập.
Nhưng EVN vẫn còn dẫn số
liệu TTĐN của các công ty điện lực trong khối
ASEAN nói rằng, tính đến năm 2008 thì TTĐN của EVN còn thấp hơn các công ty điện
lực của Philippines, Malaysia,
Indonesia.
Nhưng đó chỉ là so sánh theo tỷ lệ TTĐN mà EVN chưa tính tổn thất ở khu vực nông thôn (do chưa tiếp nhận hoàn toàn). Khi EVN hoàn thành việc tiếp nhận, tỷ lệ TTĐN của ngành điện Việt Nam chắc chắn sẽ vượt trội các nước này.
EVN đưa
ra nhiều căn cứ để nói rằng,
tập đoàn này đã có nhiều cố gắng
để giảm TTĐN trong những năm qua: trong giai đoạn 2004 – 2008 đã giảm TTĐN từ 12,23% xuống còn 9,21%, bình quân mỗi năm giảm được trên 0,6%.
Nhưng không biết vì lý do gì trong sáu tháng đầu năm nay, tỷ lệ TTĐN của EVN lại vọt lên 10,39%, cao hơn cùng kỳ năm 2008 là 0,76%. Phải chăng EVN không còn cố gắng nữa? Nếu tình hình TTĐN cứ lúc tăng, lúc giảm như thế này, bao giờ EVN mới đạt được một tỷ lệ TTĐN hợp lý?
Là một
tập đoàn lớn, được độc
quyền toàn bộ tất cả
các khâu: sản xuất, phân phối, truyền tải,
xây dựng các phương án giá điện… trong hàng chục năm qua, lẽ ra EVN phải định lượng
được hết sự yếu
kém, thực trạng của hệ
thống lưới điện để
sớm có các giải pháp giảm TTĐN, thiếu kinh phí thì đề xuất giải
pháp đầu tư để giảm
TTĐN ở mức thấp nhất.
Nhưng đến cả khi Thủ
tướng giao nhiệm vụ thì EVN nại
ra những lý do thiếu kinh phí, hệ thống lưới
điện, thiết bị cũ nát, lạc
hậu… để không thực hiện quả
là điều bất hợp lý.
Ở đây, rõ ràng cần phải xem xét trách nhiệm của lãnh đạo EVN trong việc triển khai chỉ đạo chứ không phải là chỉ xem những nguyên nhân “khách quan” mà tập đoàn này nêu ra.
Theo Mạnh
Quân
SGTT