MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hai dự án bô–xít Tây Nguyên: Chắc chắn có lãi?

Trong khi một luồng ý kiến dư luận không đồng tình với việc tiếp tục triển khai hai dự án bô-xít ở Tây Nguyên, do một dự án khi đi vào thực tế sản xuất đã lỗ khá nặng - nhà máy Tân Rai

Và tương lai của dự án còn lại – nhà máy Nhân Cơ cũng đang khá mờ mịt; lãnh đạo Bộ Công thương đã đưa ra khẳng định: Hai dự án bô-xít hoàn toàn khả thi  và chắc chắn có lãi.

Sẽ hết lỗ trong 5-7 năm nữa

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, khi triển khai xây dựng hai dự án bô-xít, đã xác định trước được về khả năng lỗ trong thời gian đầu. Theo đó, đối với Dự án Tân Rai, xác định sẽ lỗ 5 năm đầu tiên, nhưng có 12 năm để hoàn vốn; còn Nhân Cơ dự tính lỗ kế hoạch là 7 năm đầu, hoàn lỗ là 13 năm trong cả quá trình là 30 năm.
Trong bản báo cáo giải trình với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của về hiệu quả của hai dự án bô-xít ở Tây Nguyên của Bộ Công thương và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) mới đây cho thấy một thực tế rằng, dù tổng mức điều chỉnh hai dự án Tân Rai, Nhân Cơ lần lượt lên tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng (tăng 3.800 tỷ đồng-4.300 tỷ đồng), hiệu quả của hai dự án trong những năm đầu không như mong đợi. Mức lỗ ở các dự án lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Bắt đầu hoạt động từ tháng 9-2013, nhưng sau thời gian chạy thử, nhà máy tại Tân Rai dự kiến lỗ 258 tỷ đồng trong năm đầu. Con số lũy kế đến năm 2015 là 460 tỷ, tuy nhiên theo chủ đầu tư của hai dự án (Vinacomin), từ năm 2016, dự án sẽ bắt đầu có lãi. Có nghĩa là 5 năm sau đó, nhà máy này sẽ có lãi khoảng 870 tỷ đồng. Còn với dự án tại Nhân Cơ, số lỗ được ghi nhận trong 6 năm đầu dự kiến là gần 3.000 tỷ (từ 2015 đến 2020).

Như vậy, những con số lỗ của cả hai dự án bô-xít ở Tây Nguyên, theo như tính toán của chủ đầu tư rõ ràng là không hề dễ chịu. Thêm vào đó, Bộ Công thương mới đây cũng đã liên tiếp đưa ra nhiều đề xuất xin được Chính phủ ưu đãi về thuế và phí cho hai dự án này.

Trước những con số lỗ không nhỏ và tương lai khá mờ mịt của hai dự án, trong dư luận xuất hiện một luồng ý kiến bày tỏ sự không đồng tình với việc tiếp tục triển khai hai dự án này. Không ít chuyên gia cho rằng, tiếp tục triển khai các dự án bô-xít ở Tây Nguyên, không những gây thiệt hại lớn về kinh tế mà những nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường cũng không hề nhỏ.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Công thương đã lên tiếng khẳng định về tính khả thi của hai dự án bô-xít. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, khi triển khai xây dựng hai dự án bô-xít, đã xác định trước được về khả năng lỗ trong thời gian đầu của cả hai dự án. Theo đó, đối với Dự án Tân Rai, xác định sẽ lỗ 5 năm đầu tiên, nhưng có 12 năm để hoàn vốn; còn Nhân Cơ dự tính lỗ kế hoạch là 7 năm đầu, hoàn lỗ là 13 năm trong cả quá trình là 30 năm.

Theo ông Hải, cả hai dự án này đều có thời gian khai thác là 30 năm nhưng tuổi thọ có thể lên đến 50 năm nên hoàn toàn có tính khả thi. Mặt khác, vẫn theo ông Hải, bô-xít cũng không độc hại như nhiều ý kiến đánh giá. Thứ trưởng Bộ Công thương một lần nữa bày tỏ quan điểm hoàn toàn tin tưởng vào tính khả thi của hai dự án bô-xít Tây Nguyên. Đồng thời cho biết thêm, sau 5-7 năm nữa, thời điểm 2 dự án đã hết lỗ, sẽ có thể tiến hành cổ phần hóa.

Không có sự ưu ái chohai dự án bô-xít

Trả lời câu hỏi về việc, liệu Bộ Công thương có quá ưu ái đối với hai dự án bô-xít của DN "con cưng” là Vinacomin, khi liên tiếp đề xuất những ưu đãi về thuế, phí, phí môi trường cho hai dự án này, ông Bùi Quang Chuyện, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) khẳng định, những đề xuất chính sách về thuế, khí với 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ mà Bộ Công thương đều đúng theo quy trình.

Ông Chuyện cho biết, để sản xuất ra 1 tấn alumin phải sử dụng 5,5 đến 6 tấn bô-xít, việc sản xuất bô-xít sang alumin là một quá trình chế biến. Trong khi đó, theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, sản phẩm xuất khẩu nếu là tài nguyên khoáng sản đã được chế biến sang sản phẩm khác thì được áp dụng thuế suất VAT là 0%.

Như vậy, đối với alumin là khoáng sản đã được chế biến từ bô-xít, nên Bộ Công thương đề xuất thuế mức thuế VAT áp cho xuất khẩu alumin là 0%. "Đây là đề xuất hoàn toàn hợp lý và theo đúng Luật Thuế giá trị gia tăng” – ông Chuyện khẳng định.

Đối với phí môi trường với khai thác quặng bô-xít đang được áp dụng theo mức hiện hành là 30.000-50.000 đồng/m3, tương đương với chi phí khai thác 1 tấn bô-xít nguyên khai và gấp 20-30 lần so với khai thác đất đá. Như vậy là quá cao do đó, do đó, Bộ Công thương đề nghị nên áp dụng phí môi trường cho sản phẩm này khoảng 10% chi phí khai thác. Đề nghị này, theo ông Chuyện vẫn là hợp lý và đúng theo quy định.

Liên quan đền đề nghị thay đổi cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng trong khai thác mỏ bô-xít, đại diện Bộ Công thương cũng đưa ra lập luận rằng, dự án bô-xít Nhân Cơ có diện tích khoảng 150 -160 ha và thời gian khai thác rất nhanh, thời gian hoàn thổ cũng chỉ từ 3-5 năm.

Theo tính toán của Bộ Công thương, vòng đời dự án là 50 năm nhưng chỉ sau 3-5 năm là người dân có thể sử dụng khai thác đất này nên Bộ Công thương đề xuất giải pháp không chi trả tiền giải phóng mặt bằng theo hiện hành mà chỉ đền bù tài sản hoa màu có trên đất và thuê lại đất của người dân.

Theo Minh Phương

cucpth

Đại đoàn kết

Trở lên trên