Hàng dệt may VN đang “làm mưa làm gió” trên những thị trường nào?
Hàng dệt may Việt Nam đang có đà tăng trưởng và bứt phá ngoạn mục nhờ những hiệp định thương mại đã và sắp ký kết. Thuế xuất khẩu hàng dệt may sang nhiều thị trường có thể giảm về 0% là cơ hội để hàng dệt may Việt Nam tăng tốc.
Kim ngạch xuất khẩu tăng cao
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước đạt 123,83 tỷ USD; tăng 14,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 121,47 tỷ USD; tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2013.
Kết quả trên đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết tháng 10/2014 đạt hơn 245,3 tỷ USD; tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối FDI đạt hơn 145,62 tỷ USD; tăng 13,1% so với cùng kỳ và chiếm 59,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Tính chung 10 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu khoảng 2,36 tỷ USD; hứa hẹn năm thứ ba liên tiếp xuất siêu.
Theo tiến trình hội nhập, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập vào năm 2015 tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa VN khi xuất khẩu sang các nước ASEAN. Cho đến nay, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn dòng thuế xuống mức 0-5% theo Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATICA), chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thế. GS.TS Vương Đình Huệ |
Về xuất khẩu, trong 10 tháng qua, Việt Nam đã có hơn 10 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, đặc biệt phải kể đến 2 “điểm sáng” về xuất khẩu là điện thoại và hàng dệt may.
Trước thềm hội nhập, hàng dệt may Việt Nam đang có đà tăng trưởng và bứt phá ngoạn mục nhờ những hiệp định thương mại đã và sắp ký kết. Thuế xuất khẩu hàng dệt may sang nhiều thị trường có thể giảm về 0% là cơ hội để hàng dệt may Việt Nam tăng tốc.
Số liệu thống kê cho thấy, trong 10 tháng năm 2014, xét về kim ngạch xuất khẩu, hàng dệt may đứng sau điện thoại nhưng lại có tốc độ tăng trưởng lớn hơn rất nhiều. Cụ thể, sau 10 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 17,43 tỷ USD; tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; trong khi kim ngạch xuất khẩu điện thoại, linh kiện đạt 19,48 tỷ USD; tăng 8,7%.
Điện thoại và hàng dệt may là 2 điểm sáng về xuất khẩu của cả nước trong 10 tháng năm 2014
Xét về tốc độ tăng trưởng, hàng dệt may đang có tốc độ tăng trưởng lớn hơn điện thoại rất nhiều
Những thị trường xuất khẩu “tỷ đô”
Trong 10 tháng qua, hàng dệt may là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trên thế giới. Đặc biệt, nhiều thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như: Hoa Kỳ đạt 8,16 tỷ USD; Nhật Bản đạt 2,16 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 1,86 tỷ USD.
Theo sau đó là các thị trường khác như: Đức 628 triệu USD; Tây Ban Nha 584 triệu USD; Anh 478 triệu USD; Canada 404 triệu USD; Trung Quốc 388 triệu USD …
Có thể thấy, Hoa Kỳ đang dần trở thành một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với hàng dệt may Việt Nam khi gần 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Chỉ tính riêng mặt hàng này đã chiếm khoảng 28,4% tổng kim ngạch hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ và chiếm gần 46,82% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong 10 tháng năm 2014.
Ba thị trường xuất khẩu chính đã chiếm tới gần 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 10 tháng năm 2014.
"Thuế tất cả các mặt hàng sẽ về 0% nhưng cần có lộ trình”
Nguyệt Quế