Hiệp định TPP: Doanh nghiệp thủy sản có nắm bắt được cơ hội?
Nhiều chuyên gia nhận định, TPP tạo ra nhiều lợi thế đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi thuế suất được giảm xuống bằng 0%. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đó như thế nào?
Nhật Bản là thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sảncủa Việt Nam. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật đạt 1,15 tỷ USD chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản với những sản phẩm chủ yếu chế biến từ tôm, cá ngừ… vốn là những mặt hàng có thế mạnh trong chế biến thủy sản của Việt Nam.
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán giữa 12 quốc gia, trong đó có Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Thông tin này được các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đặc biệt quan tâm. Quan tâm bởi TPP tạo ra nhiều lợi thế cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam vì thuế nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm.
Hiện nay, thuế nhập khẩu đối với cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng từ 6,4-7,2% trong khi đó Thái Lan và Philippines xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản có mức thuế 0%. Sự mất lợi thế này sẽ kéo theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam khó có lãi, giá thu mua nguyên liệu của ngư dân không thể cao hơn.
Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam cho rằng, TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật khi thuế suất giảm bằng 0%, mà quan trọng hơn sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, nơi có trên 1.800 tàu câu cá ngừ đại dương.
Cũng theo Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, TPP có hiệu lực còn tháo gỡ một nút thắt khác đó là thuế suất nhập khẩu nguyên liệu để chế biến. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 10.000 tấn cá ngừ đại dương được nhập khẩu. Thuế suất nhập khẩu giảm bằng 0% là một lợi thế đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, lợi thế đó lại đi kèm thách thức đối với nghề khai thác cá ngừ của Việt Nam, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngàn gia đình vùng biển.
Cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản được mở ra từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP. Nhưng khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu, rõ ràng còn tùy thuộc vào năng lực thực tế của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán giữa 12 quốc gia, trong đó có Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Thông tin này được các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đặc biệt quan tâm. Quan tâm bởi TPP tạo ra nhiều lợi thế cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam vì thuế nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm.
Hiện nay, thuế nhập khẩu đối với cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng từ 6,4-7,2% trong khi đó Thái Lan và Philippines xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản có mức thuế 0%. Sự mất lợi thế này sẽ kéo theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam khó có lãi, giá thu mua nguyên liệu của ngư dân không thể cao hơn.
Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam cho rằng, TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật khi thuế suất giảm bằng 0%, mà quan trọng hơn sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, nơi có trên 1.800 tàu câu cá ngừ đại dương.
Cũng theo Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, TPP có hiệu lực còn tháo gỡ một nút thắt khác đó là thuế suất nhập khẩu nguyên liệu để chế biến. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 10.000 tấn cá ngừ đại dương được nhập khẩu. Thuế suất nhập khẩu giảm bằng 0% là một lợi thế đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, lợi thế đó lại đi kèm thách thức đối với nghề khai thác cá ngừ của Việt Nam, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngàn gia đình vùng biển.
Cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản được mở ra từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP. Nhưng khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu, rõ ràng còn tùy thuộc vào năng lực thực tế của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Theo Tấn Quýnh