MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ICAEW dự đoán GDP Việt Nam sẽ tăng trở lại

Nhu cầu về xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam lên đến 5.5 % vào năm 2015.

Đó là nhận định của ông Mark Billington, giám đốc khu vực Đông Nam Á của ICAEW (Hiệp hội Kiểm toán công chứng Anh và xứ Wales) trong báo cáo Economic Insight: South East Asia, được thực hiện bởi CEBR - Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu Kinh doanh, một trong những đối tác và là nhà dự báo kinh tế của ICAEW vừa mới công bố.

Dòng vốn sụt giảm

Báo cáo cho thấy, tốc độ tăng trưởng hàng năm ở các khoản vay trong khu vực Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ giảm từ năm 2012 đến năm 2015. Bên cạnh đó do Cục dự trữ liên bang Mỹ nới lỏng chính sách tiền tệ nên các khoản vay dễ dàng hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng và kinh doanh. Tuy nhiên, điều này có thể làm gia tăng tỷ lệ lạm phát, giá BĐS, thị trường chứng khoán,…nhưng sự tăng trưởng này không bền vững.

Theo Charles Davis, trưởng phòng kinh tế vĩ mô của CEBR, doanh nghiệp và người dân ở Việt Nam và cả khu vực đều được hưởng lợi từ lãi suất thấp, điều này làm gia tăng sức tiêu dùng các khoản vay đối với thu nhập tương lai.

Cũng theo dự báo của ICAEW, do kinh tế Mỹ dần phục hồi nên Mỹ có thể sẽ tìm cách thoát khỏi chính sách tiền tệ nới lỏng, do đó, có thể lượng tiền cho vay sụt giảm và chi phí vay tiền tăng cao. Tuy nhiên, ICAEW tin điều này sẽ nhanh chóng được phục hồi vào năm 2015 khi nguồn vốn từ các nhà đầu tư sẽ trở lại để tìm kiếm cơ hội.

Sự sụt giảm dòng vốn là một áp lực nghiêm trọng lên thị trường khu vực. Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư đều tin rằng đồng tiền của các nước ASEAN sẽ tiếp tục mất giá nhiều hơn so với dự đoán trước đây thì những điều kiện của một cuộc tái khủng hoảng tài chính tại châu Á lại không được dự báo trước.

Các đồng tiền Đông Nam Á trượt giá

Ông Davis nhận thấy, hầu hết các đồng tiền khu vực Đông Nam Á đều mất giá kể từ đỉnh điểm năm 2011, điển hình như đồng Rup của Indonesia là 21.5 % thấp hơn đồng đô la ở thời điểm đầu quý 3 năm nay so với cùng kỳ năm 2011. Các đồng tiền khác giảm không mạnh khoảng 6% đến 11%.

Indonesia đang cho thấy phản ứng khá mạnh mẽ với sự trượt giá của lãi suất đang dần tăng, rõ ràng quốc  gia này muốn truyền tải thông điệp rằng họ sẽ cam kết bảo vệ giá trị đồng tiền của mình.

Về xuất khẩu: Theo nhận định của ICAEW tình trạng suy thoái của Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cả khu vực Đông Nam Á.

GDP Việt Nam sẽ tăng trở lại

Ông Mark Billington, giám đốc khu vực Đông Nam Á của ICAEW cho biết: “Tăng trưởng kinh tế sẽ gặp khó khăn trong năm 2013 nhưng các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ nhanh chóng hồi phục. Riêng ở Việt Nam do có sự kiểm soát mạnh mẽ về tình trạng lạm phát và giám sát khá chặt chẽ về giá cả nên sẽ tăng trưởng tự tin hơn.

Sự tác động toàn diện lên nhu cầu xuất khẩu đang giảm dần sẽ được xoa dịu do hạ giá trị gần đây của tiền đồng, trong khi tiêu thụ mạnh mẽ và tăng trưởng đáng kể trong chi tiêu chính phủ giúp bảo toàn tốc độ tăng trưởng khỏi trượt giá.”

Cũng theo Mark Billington, GDP ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng 5% vào năm 2013 và 2014, và do nhu cầu trên toàn thế giới sẽ có tiến triển lạc quan hơn nữa trong tương lai từ đó kéo theo nhu cầu về xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP lên đến 5.5 % vào năm 2015.

Còn theo dự báo của CEBR, khả năng GDP của Trung Quốc tăng trưởng khoảng 7,2% vào năm 2013, điều này sẽ làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa của Đông Nam Á và các quốc gia xuất khẩu khác.

 Kiều Thuật

thuatvk

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên