Indonesia: Thị trường của giới đầu tư sau Myanmar
Tiếp theo Campuchia, Myanmar, Indonesia được dự báo sẽ là thị trường hấp dẫn giới đầu tư trong và ngoài nước.
Sau
nhiều năm bất ổn chính trị và tăng trưởng kinh tế đáng thất vọng, Chính phủ
Indonesia dưới thời Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono cương quyết làm cho năm
2006 trở thành thời điểm khởi đầu một chương mới trong phát triển kinh tế của
Indonesia.
Năm 2005, Indonesia là quốc gia có GDP tính theo USD lớn thứ 25 trên thế giới với quy mô 285,6 tỷ USD. Đến năm 2011, Indonesia đã vượt qua nhiều nước phát triển như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Ả Rập Saudi, Switzerland... để vươn lên thứ 16 về quy mô GDP với mức 847 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 của Indonesia (6,5%) thuộc nhóm cao xếp thứ 40 trên thế giới, thứ hạng này cải thiện đáng kể so với vị trí 76 năm 2005 (5,6%).
Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của Indonesia đến năm 2011 cao thứ 109 trên thế giới đạt mức 3.494,6 USD/người và vẫn thuộc nhóm có thu nhập bình quân ở mức trung bình thấp.
Theo IMF, đến năm 2017, GDP của Indonesia có thể lên đến 1.800 tỷ USD, trong khi GDP của Đức là 3.900 tỷ và Anh là 3.200 tỷ USD.
Theo McKinsey & Co, đến năm 2030, Indonesia có thể vượt Đức và Anh về GDP và bước lên hàng thứ 7 trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Sau Campuchia, Myanmar, Indonesia được dự báo sẽ là thị trường tiếp theo hấp dẫn giới đầu tư trong và ngoài nước.
6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia 1,13 tỷ USD tăng 20,1% và nhập khẩu 1,07 tỷ USD 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam hưởng thặng dư thương mại từ thị trường này 60 triệu USD.
Dẫu vậy, đất nước đông dân thứ tư thế giới và là quần đảo lớn nhất không thể không đối mặt với những nguy cơ kìm hãm sự phát triển kinh tế khi bất ổn chính trị vẫn là mối đe dọa bởi sự chia cắt về địa lý và lịch sử phát triển của đất nước này.
Năm 2005, Indonesia là quốc gia có GDP tính theo USD lớn thứ 25 trên thế giới với quy mô 285,6 tỷ USD. Đến năm 2011, Indonesia đã vượt qua nhiều nước phát triển như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Ả Rập Saudi, Switzerland... để vươn lên thứ 16 về quy mô GDP với mức 847 tỷ USD.
Nguồn: Số liệu WorldBank
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 của Indonesia (6,5%) thuộc nhóm cao xếp thứ 40 trên thế giới, thứ hạng này cải thiện đáng kể so với vị trí 76 năm 2005 (5,6%).
Nguồn: Số liệu WorldBank
Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của Indonesia đến năm 2011 cao thứ 109 trên thế giới đạt mức 3.494,6 USD/người và vẫn thuộc nhóm có thu nhập bình quân ở mức trung bình thấp.
Theo IMF, đến năm 2017, GDP của Indonesia có thể lên đến 1.800 tỷ USD, trong khi GDP của Đức là 3.900 tỷ và Anh là 3.200 tỷ USD.
Theo McKinsey & Co, đến năm 2030, Indonesia có thể vượt Đức và Anh về GDP và bước lên hàng thứ 7 trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Sau Campuchia, Myanmar, Indonesia được dự báo sẽ là thị trường tiếp theo hấp dẫn giới đầu tư trong và ngoài nước.
6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia 1,13 tỷ USD tăng 20,1% và nhập khẩu 1,07 tỷ USD 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam hưởng thặng dư thương mại từ thị trường này 60 triệu USD.
Dẫu vậy, đất nước đông dân thứ tư thế giới và là quần đảo lớn nhất không thể không đối mặt với những nguy cơ kìm hãm sự phát triển kinh tế khi bất ổn chính trị vẫn là mối đe dọa bởi sự chia cắt về địa lý và lịch sử phát triển của đất nước này.
Q. Nguyễn