[Infographic] Ngành sản xuất Việt Nam được lợi gì từ TPP?
Một trong những lợi ích của việc mở rộng thị trường là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng. Dự kiến, FDI vào Việt Nam sẽ đạt 20 tỷ USD tính đến năm 2020 nhờ môi trường kinh doanh và chính sách được tiêu chuẩn hóa theo tiêu chí mà TPP đề ra.
- 13-02-2016Ngành đóng tàu vượt “bão” khủng hoảng, sinh lời trong sản xuất
- 08-09-2015[Chart] Dự báo các ngành sản xuất công nghiệp cuối năm 2015
Một khi TPP có hiệu lực, thuế suất đối với các mặt hàng dệt may , xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ sẽ được giảm dần về 0 (hiện là 7,9% đối với hàng dệt may và 11,4% đối với hàng quần áo). Điều này cho phép các công ty của Việt Nam mở rộng thị trường tiếp cận tại Mỹ và Nhật Bản, Sách Trắng của công ty tư vấn chiến lược doanh nghiệp Solidiance nhận định.
Một trong những lợi ích của việc mở rộng thị trường là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng. Dự kiến, FDI vào Việt Nam sẽ đạt 20 tỷ USD tính đến năm 2020 nhờ môi trường kinh doanh và chính sách được tiêu chuẩn hóa theo tiêu chí mà TPP đề ra.
Đón dòng vốn đầu tư lớn, các công ty nội địa và đa quốc gia đặt tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng quy mô sản xuất để tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô (economy of scale), từ đó có thể dẫn đến tăng năng suất và công nghiệp hóa.
Dưới đây là đồ họa tổng quan về tác động của TPP đối với ngành sản xuất của Việt Nam, do Solidiance thiết kế, chúng tôi Việt hóa.
BizLIVE