MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không phải tất cả thuế suất đều được dỡ bỏ khi TPP thực hiện đầy đủ

Nền kinh tế toàn cầu vốn đang trì trệ đã có một cú hích vào ngày 5/10 khi lãnh đạo của 12 nền kinh tế trong khu vực Thái Bình Dương đã có thể đạt được thỏa thuận đối với hiệp định thương mại lớn nhất trong vòng 20 năm qua.

Thông tin này được ngân hàng HSBC đưa ra nhận định trong báo cáo mới nhất của mình về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc đàm phán

“Nền kinh tế toàn cầu vốn đang trì trệ đã có một cú hích vào ngày 5/10 khi lãnh đạo của 12 nền kinh tế trong khu vực Thái Bình Dương đã có thể đạt được thỏa thuận đối với hiệp định thương mại lớn nhất trong vòng 20 năm qua” – HSBC nêu.

TPP là một Hiệp định thương mại siêu lớn bao trùm 40% GDP của toàn thế giới và thúc đầy mức độ tự do thương mại rất lớn.

Bao trùm các khía cạnh công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đầu tư liên quan tới thương mại, cũng như các vấn đề về môi trường và lao động, hiệp định sẽ mở cửa các thị trường và tăng cường khung quy định đối với ứng xử thương mại, giảm quan liêu và sự bất ổn.

Đó là một hiệp định có khả năng giải quyết những vấn đề mới phát sinh và cho phép sự gia nhập của các thành viên mới. Nhưng đầu tiên, hiệp định sẽ cần phải được phê chuẩn bởi 12 nước thành viên.

Tại cuộc họp báo tại Atlanta và trong thông cáo báo chí của Nhà Trắng, một vài chi tiết của Hiệp định đã được công bố.

Thứ nhất, phần lớn nhưng không phải tất cả thuế suất đều được dỡ bỏ khi hiệp định được thực hiện đầy đủ. Thông cáo báo chí của Nhà Trắng nêu rõ việc loại bỏ 18.000 loại thuế suất đang được các thành viên TPP áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Mỹ.

Nhưng cũng có những ngoại lệ đối với miễn thuế (ví dụ liên quan tới một số sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm) và trong trường hợp khi thuế suất sẽ được loại bỏ sau một thời gian dài (ví dụ lên tới 15 năm đối với một số phụ tùng ô tô Mỹ nhập từ Nhật Bản).

Thứ hai, đối với một số loại dược phẩm mới được coi là chế phẩm sinh học, thỏa thuận bảo hộ 5 năm đối với các dữ liệu thử nghiệm thỏa mãn yêu cầu của pháp luật, cũng như một vài bảo hộ cộng thêm thông qua các khung bảo vệ quốc gia khác nhau.

Trong quá trình thảo luận, đại diện các thành viên TPP đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy những cải tiến trong lĩnh vực dược theo một phương thức cân bằng với những biện pháp khuyến khích phù hợp.

Thứ ba, cũng có một vài thảo luận về cải thiện thâm nhập thị trường đối với sản phẩm sữa tại Nhật Bản và Canada, cải thiện thâm nhập vào thị trường đường của Mỹ cũng như các điều khoản cho phép sự gắn kết về mặt pháp lý, quy định về xuất xứ đối với sản phẩm tự động hóa và chuẩn hóa quy trình hải quan.

Tổ chức này cho rằng, TPP đã thể hiện sự đóng góp tích cực trong việc thay đổi các cuộc đối thoại kinh tế mang tầm vóc toàn cầu.

“Bước tiếp theo sẽ là một cuộc thảo luận công khai về các điều khoản thực tế và tiến trình phê duyệt. Có thể sẽ có những thách thức liên quan tới những điều này” – HSBC lưu ý.

Khánh Nhi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên