MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế vĩ mô: Khởi đầu năm mới thuận lợi

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hoạt động sản xuất tại Việt Nam đang dần nóng lên. Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận cao tới thị trường các nước thuộc khối Cộng đồng chung châu Âu và Mỹ.

Hoạt động sản xuất đang tăng dần vị thế quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nhờ vào mức tăng trưởng mạnh của ngành sản xuất cũng như sự sụt giảm đáng kể của các ngành khác như khai khoáng mỏ và khai thác đá, xây dựng và bất động sản, nông nghiệp và lâm nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng trong năm 2013 đạt 5,4% đa phần được dẫn dắt bởi khối dịch vụ và dòng vốn đầu từ nước ngoài ổn định đổ vào lĩnh vực sản xuất. Tăng trưởng nguồn vốn FDI đăng ký và giải ngân trong năm 2013 đạt tỷ lệ khá ấn tượng ở mức 81,7% và 9,9% đã thực sự phản ánh khả năng cạnh tranh của lao động và vị trí địa lý của Việt Nam.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang gặp khó khăn với tình hình tín dụng bị thắt chặt, nhu cầu trong nước không cao và năng lực cạnh tranh giảm. Điều này có nghĩa là các nhà quản lý sẽ phải giải quyết các vấn đề đang cản trở hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp nội địa để duy trì sự tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nhắm đến một sân chơi công bằng và cải thiện kỹ năng cho lực lượng lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Thông điệp này cho thấy các nhà làm chính sách đã nắm được thông tin về những khó khăn của nền kinh tế. Vấn đề đặt ra hiện nay là thời gian và tốc độ của những cuộc cải cách trong những năm tới.

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng lĩnh vực sản xuất sẽ hỗ trợ nâng cao mức tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 5,4% trong năm 2013 lên mức dự kiến 5,6% trong năm 2014.

Trong cuộc khủng hoảng thị trường tài chính quốc tế, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ phát triển tương đối mạnh. Nguyên nhân giải thích điều này là do Việt Nam sở hữu thị trường vốn tương đối nhỏ; bên cạnh đó, những lợi ích phát sinh từ chương trình nới lỏng định lượng ở các nước phát triển cũng được xem là một nguyên nhân khác.

Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm hạ nhiệt một nền kinh tế quá nóng, hoàn thiện khả năng quản lý hệ thống tài chính bắt đầu bằng việc phân loại ngân hàng, mua lại các khoản nợ xấu và đánh giá những trở ngại đối với quá trình tăng trưởng. Nhu cầu trong nước giảm đáng kể, giúp giảm chi phí nhập khẩu và hỗ trợ cán cân thương mại đạt mức thặng dư. Lạm phát cũng ở mức một con số kể từ tháng 5/2012. Tỷ giá hối đoái một thời chậm chạp cũng đã ổn định.

Tăng trưởng lĩnh vực sản xuất chắc chắn là một tín hiệu lạc quan, đặc biệt là khi dòng vốn ngoại đang đổ vào mạnh mẽ cũng như sự giới thiệu các chuẩn mực sản xuất quốc tế vào Việt Nam. Tuy nhiên, một chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa cũng rất quan trọng.

Chiến lược này có gia tăng mối quan hệ của các doanh nghiệp trong nước với chuỗi cung ứng, cải thiện các giá trị cộng thêm vào hoạt động sản xuất bên cạnh nguồn nhân công giá rẻ và nguyên vật liệu thô hay không lại cần có lộ trình chính sách để đảm bảo các doanh nghiệp trong nước không bị tụt hậu.

Nếu việc thực thi chiến lược không nghiêm túc sẽ khiến nền kinh tế phát triển không ổn định, từ đó có thể gây hậu quả trong tương lai khi chi phí nhân công lao động bắt đầu tăng mạnh.

Theo Hoài Anh


cucpth

Báo Công thương

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên