MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ký kết EU-FTA, GDP Việt Nam có thể tăng hơn 15%?

Tuy nhiên, các lợi ích tiềm năng này có thể bị suy yếu nếu Việt Nam không cam kết thực hiện toàn diện các điều khoản thương mại quốc tế và đảm bảo việc thi hành hiệu quả các điều khoản này.

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2014, Ông Tomaso Andreatta, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết ông hi vọng EU-FTA sẽ được ký kết trong năm nay.

Mối quan hệ giữa Châu Âu và Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh, không chỉ về chính trị mà còn về phát triển và hội nhập kinh tế. Hai khía cạnh này đã gia cố niềm tin của các Nhà đầu tư Châu Âu về thị trường Việt Nam, thể hiện qua Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) quý 1/2014 tăng vọt từ 50 lên 59 điểm – vượt qua mức trung bình lần đầu tiên kể từ năm 2012.

Ông Andreatta cho rằng sau khi EU-FTA được ký kết, ước tính GDP Việt Nam có thể tăng hơn 15%, tiền lương thực tế của lao động có tay nghề cao có thể tăng khoảng 12%, tiền lương thực tế của lao động phổ thông tăng 13% và giá trị xuất khẩu có thể tăng lên gần 35%.

Tuy nhiên, các lợi ích tiềm năng này có thể bị suy yếu nếu Việt Nam không cam kết thực hiện toàn diện các điều khoản thương mại quốc tế và đảm bảo việc thi hành hiệu quả các điều khoản này. Điều quan trọng là Việt Nam phải đảm bảo việc ký kết và thi hành các Hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ được thành lập vào năm 2015. Ông Andreatta cho rằng các chính sách bảo hộ cần được lược bỏ nhanh chóng để các doanh nghiệp có thể thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, giá cả, thương hiệu

Vấn đề sở hữu nước ngoài, đặc biệt trong ngành ngân hàng được đại diện EuroCham quan tâm sâu sắc. Việc sở hữu cổ phần của Nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, trừ công ty chứng khoán vẫn còn bị giới hạn 49% theo quy định hiện hành. Chính vì vậy, EuroCham hoan nghênh Bộ tài chính nâng hoặc gỡ bỏ hoàn toàn giới hạn sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, giới hạn về sở hữu nước ngoài vẫn không rõ ràng. Nhà đầu tư nước ngoài không chỉ quan tâm tới giới hạn sở hữu mà còn lo ngại về quyền kiểm soát thực tế tại các tổ chức tín dụng Việt Nam.

EuroCham kêu gọi việc loại bỏ giới hạn sở hữu cổ phần của Nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước, đồng thời tăng thêm mức độ hoạt động, sự hiện diện, tầm kiểm soát của Nhà đầu tư nước ngoài trong sự chỉ đạo của tổ chức tín dụng.

Minh Thư

thunm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên