MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làng nghề tiền tỷ xây rồi bỏ hoang

Các hạng mục làng nghề xuống cấp, cỏ mọc um tùm trong khi các cơ quan chức năng "loay hoay" chưa biết làm như thế nào để đưa công trình vào sử dụng.

Làng nghề truyền thống ở xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) được hoàn thành vào năm 2008, trên khu đất rộng hơn 5.000m2 với các hạng mục, dãy nhà sản xuất các mặt hàng truyền thống, dãy nhà trưng bày sản phẩm, sân khấu biểu diễn nghệ thuật ngoài trời, khuôn viên cây cảnh, công viên.. mức kinh phí đầu tư 6,5 tỷ đồng.

Làng nghề sẽ kết hợp với thác Liêng Lung khai thác du lịch kết hợp tham quan, bán hàng lưu niệm góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và tạo việc làm cho lao động trên địa bàn.

Thế nhưng, từ khi hoàn thành, công trình chưa một ngày đi vào hoạt động, bị bỏ hoang nhiều năm khiến nhiều hạng mục công trình xuống cấp, tính đến nay công trình đã 3 lần tu sửa và đưa ra nhiều phương án để đưa công trình vào sử dụng nhưng đến nay công trình vấn bỏ hoang.

Cuối năm 2011, UBND thị xã Gia Nghĩa đã đầu tư 300 triệu đồng sửa chữa một số hạng mục hư hỏng và xin UBND tỉnh cho một doanh nghiệp thuê làng nghề để làm kho chứa thức ăn công nghiệp chăn nuôi cá "tránh lãng phí công trình" nhưng không được tỉnh đồng ý.

Đại diện xã Đắk Nia, cho hay, trên địa bàn xã có khoảng 10 người thường xuyên dệt, phần lớn họ tận dụng thời gian nhàn rỗi không lên nương lên rẫy và làm tại nhà để kết hợp một số công việc khác như trông con cháu, nấu cơm, phơi nông sản...

Đặc thù của nghề dệt thổ cẩm truyền thống thời gian kéo dài, có những sản phẩm 1 - 2 tuần xong, có sản phầm 1 đến 2 tháng mới dệt xong lúc đó giá thành và thu nhập của người lao động sẽ được tính như thế nào?!. Người dân không thể làm việc nhà, lúc rảnh lại chạy qua làng nghề làm được, rõ ràng không khá thi.

Theo Minh Đức

thunm

VEF

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên