MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm 2014 vốn ODA cho Việt Nam không giảm

Năm 2014, tổng vốn ODA dành cho Việt Nam về cơ bản không giảm so với năm 2013. Đó là những thông tin quan trọng bên lề Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam năm 2013.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 20 năm qua, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam trên 78 tỷ USD vốn ODA, trong đó đã ký kết hiệp định chính thức gần 59 tỷ USD. 

Với trên 37 tỷ USD vốn giải ngân, rất nhiều chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng, tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Ông Hideo SuZuKi, Tham tán Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá: “Những dự án ODA triển khai ở Việt Nam được thiết kế rất cẩn thận, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Cam kết của Chính phủ Việt Nam là rất vững chắc trong quản lý kinh tế, cải cách hoạt động ngành ngân hàng, nhưng những điểm yếu cũng có và chúng tôi đang cùng nhau tìm cách giải quyết”.


Ông Masaoto Miyazaki, Tổng Giám đốc IMF tại Việt Nam cho hay: “Khi tài trợ, chúng tôi đều đặt niềm tin vào sức khỏe nền kinh tế của nước được tài trợ. Niềm tin của họ được gây dựng bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp và triển vọng tăng trưởng tốt của nước đó, mà Việt Nam hoàn toàn đủ tiềm năng để đạt mức tăng trưởng cao nên các nhà tài trợ rất tin tưởng vào khả năng hoàn trả vốn của Việt Nam”.


Mặc dù nguồn vốn ODA chỉ chiếm khoảng 4% GDP, song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Nguồn vốn ODA giúp Việt Nam thực hiện thành công chiến lược phát triển 10 năm và các kế hoạch 5 năm. 


Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam (ADB) nói: “Chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc làm việc đối thoại với Chính phủ và ADB nhận thấy sự tiến bộ lớn lao trong việc giải quyết các dự án. Chính phủ vẫn còn những khó khăn khi xuất vốn đối ứng cho các dự án ODA, tôi hiểu là Chính phủ đang nỗ lực tối đa, nhưng chúng tôi muốn thấy vốn đối ứng được triển khai hoàn hảo cho các dự án ODA quan trọng”.


Mặc dù Việt Nam từ một nước nghèo đã chuyển sang nước có thu nhập trung bình thấp và theo thông lệ quốc tế, nguồn vốn ODA sẽ giảm để dành cho các nước khác. Tuy nhiên với Việt Nam, các nhà tài trợ quốc tế vẫn cam kết tổng vốn ODA năm tới cho Việt Nam không giảm so với năm 2013.



Theo Nguyễn Trung

cucpth

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên