Ngân sách Nhà nước “eo hẹp” đến mức nào?
Báo cáo Ngân sách 9 tháng đầu năm 2014 của Bộ Tài Chính cho biết, tổng thu NSNN đạt hơn 636 nghìn tỷ đồng, trong khi tổng chi thường xuyên và trả nợ lên đến gần 640 nghìn tỷ đồng.
Sáng ngày 09/10/2014, Chủ tịch Quốc hội – Nguyễn Sinh Hùng nhận xét rằng cơ cấu chi ngân sách hiện nay rất xấu khi đến 72% tổng chi NSNN phục vụ chi thường xuyên, chỉ còn gần 30% là vừa trả nợ vừa đầu tư phát triển.
Báo cáo Chính phủ tại phiên thứ 32 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII cho biết ngân sách 2015 sẽ còn khó khăn, chi trả nợ tăng cao, chưa bố trí được nguồn để điều chỉnh tiền lương cơ sở. Ngân sách năm 2015 sẽ ưu tiên chi cho quốc phòng an ninh để giữ vững chủ quyền và tăng chi trả nợ. Bên cạnh đó, hết 2015, nợ công ước đạt 64% GDP.
Dẫn lờiChủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển, nếu tính đủ các khoản thì nợ công đã chạm mức giới hạn theo nghị quyết của Quốc hội là 65%. Hơn nữa, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 ước đạt 25,9% và sang 2015 dự kiến ở mức 31,9%. Điều này hàm ý rằng, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đã vượt mức quy định là 25%.
Mặc dù chủ tịch Quốc hội lưu ý không nên nói “cứng” là không tăng lương mà cần phải tính toán thêm nhưng với nghĩa vụ trả nợ và viện trợ năm tới lên đến 150.000 tỷ đồng thì hy vọng về khả năng bố trí được nguồn để tăng lương thật mong manh.
Ngân sách nhà nước eo hẹp đến đâu?
Thâm hụt ngân sách với một quốc gia đang phát triển không phải là điều đáng quan ngại, nhưng trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng bội chi ngân sách vượt dự toán ở mức tương đối đến cao phản ánh tình trạng suy yếu sức khỏe tài chính quốc gia.
Mặc dù từ năm 2010 chi NSNN (không gồm TPCP, các khoản chi đầu tư ngoài ngân sách) cho đầu tư phát triển giảm dần và ở mức khá thấp – khoảng hơn 17,8% tổng chi NSNN cho 9 tháng đầu năm 2014; chi thường xuyên lại tăng khá mạnh 23,2% ~ 29,2% so với năm trước. 9 tháng đầu năm 2014 chi thường xuyên gần bằng 80% chi thường xuyên cả năm 2013.
Trong khi đó, tỷ lệ chi thường xuyên/thu thường xuyên (nguồn thu có tính bền vững) ngày một tăng, đến tháng 9/2014, chi thường xuyên đang chiếm đến gần 98% số thu thường. Nếu tính cả chi trả nợ, số thu thường xuyên 9 tháng đầu năm không đủ trang trải.
Tình trạng NSNN trở nên eo hẹp hơn khi tổng thu NSNN và viện trợ 9 tháng đầu năm 2014 không đủ bù chi thường xuyên, chi trả nợ (bao gồm gốc và lãi).
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, 9 tháng đầu năm tổng chi NSNN lên đến 718,6 nghìn tỷ đồng trong đó chi trả nợ và viện trợ 101,86 nghìn tỷ, chi thường xuyên các sự nghiệp KT – XH, Quốc phòng, an nình, quản lý hành chính hơn 538 nghìn tỷ đồng. Tổng thu NSNN chỉ đạt hơn 636 nghìn tỷ đồng, trong đó thu thường xuyên đạt gần 603 nghìn tỷ đồng.
Không loại trừ khả năng NSNN đã phải dùng đến khoản vay/bội chi để bù đắp các khoản “chi thường xuyên” trong 9 tháng đầu năm 2014. Như vậy, dư địa tài khóa vốn đã hẹp thì từ nay đến hết năm 2014 dự báo sẽ còn hẹp hơn nhiều.
Báo cáo Chính phủ tại phiên thứ 32 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII cho biết ngân sách 2015 sẽ còn khó khăn, chi trả nợ tăng cao, chưa bố trí được nguồn để điều chỉnh tiền lương cơ sở. Ngân sách năm 2015 sẽ ưu tiên chi cho quốc phòng an ninh để giữ vững chủ quyền và tăng chi trả nợ. Bên cạnh đó, hết 2015, nợ công ước đạt 64% GDP.
Dẫn lờiChủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển, nếu tính đủ các khoản thì nợ công đã chạm mức giới hạn theo nghị quyết của Quốc hội là 65%. Hơn nữa, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 ước đạt 25,9% và sang 2015 dự kiến ở mức 31,9%. Điều này hàm ý rằng, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đã vượt mức quy định là 25%.
Mặc dù chủ tịch Quốc hội lưu ý không nên nói “cứng” là không tăng lương mà cần phải tính toán thêm nhưng với nghĩa vụ trả nợ và viện trợ năm tới lên đến 150.000 tỷ đồng thì hy vọng về khả năng bố trí được nguồn để tăng lương thật mong manh.
Ngân sách nhà nước eo hẹp đến đâu?
Thâm hụt ngân sách với một quốc gia đang phát triển không phải là điều đáng quan ngại, nhưng trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng bội chi ngân sách vượt dự toán ở mức tương đối đến cao phản ánh tình trạng suy yếu sức khỏe tài chính quốc gia.
Mặc dù từ năm 2010 chi NSNN (không gồm TPCP, các khoản chi đầu tư ngoài ngân sách) cho đầu tư phát triển giảm dần và ở mức khá thấp – khoảng hơn 17,8% tổng chi NSNN cho 9 tháng đầu năm 2014; chi thường xuyên lại tăng khá mạnh 23,2% ~ 29,2% so với năm trước. 9 tháng đầu năm 2014 chi thường xuyên gần bằng 80% chi thường xuyên cả năm 2013.
Trong khi đó, tỷ lệ chi thường xuyên/thu thường xuyên (nguồn thu có tính bền vững) ngày một tăng, đến tháng 9/2014, chi thường xuyên đang chiếm đến gần 98% số thu thường. Nếu tính cả chi trả nợ, số thu thường xuyên 9 tháng đầu năm không đủ trang trải.
Tình trạng NSNN trở nên eo hẹp hơn khi tổng thu NSNN và viện trợ 9 tháng đầu năm 2014 không đủ bù chi thường xuyên, chi trả nợ (bao gồm gốc và lãi).
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, 9 tháng đầu năm tổng chi NSNN lên đến 718,6 nghìn tỷ đồng trong đó chi trả nợ và viện trợ 101,86 nghìn tỷ, chi thường xuyên các sự nghiệp KT – XH, Quốc phòng, an nình, quản lý hành chính hơn 538 nghìn tỷ đồng. Tổng thu NSNN chỉ đạt hơn 636 nghìn tỷ đồng, trong đó thu thường xuyên đạt gần 603 nghìn tỷ đồng.
Không loại trừ khả năng NSNN đã phải dùng đến khoản vay/bội chi để bù đắp các khoản “chi thường xuyên” trong 9 tháng đầu năm 2014. Như vậy, dư địa tài khóa vốn đã hẹp thì từ nay đến hết năm 2014 dự báo sẽ còn hẹp hơn nhiều.
Thanh Giang