Ngân sách và chuyện “khế ước” Quốc hội - Chính phủ
Như chúng tôi đã đề cập, Quốc hội đã chính thức thông qua hai nghị quyết quan trọng liên quan đến ngân sách trong ngày 12/11, trong đó các đề xuất quan trọng nhất của Chính phủ đã được chấp thuận.
Tuy nhiên, làm thế nào để biến các nghị quyết thành một bản khế ước thật sự, theo đó cả hai phía Quốc hội và Chính phủ đều phải chịu trách nhiệm tương đương nhau trước các quyết sách quan trọng liên quan đến túi tiền quốc gia?
Tình thế bắt buộc
Trước khi Quốc hội ấn nút biểu quyết, các đại biểu Quốc hội đã nhận được báo cáo tiếp thu, giải trình về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2013, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, dự thảo nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Ủy ban thường vụ Quốc hội lập.
Đọc kỹ báo cáo này, có thể thấy các đề xuất của Chính phủ đã nhận được sự đồng thuận khá lớn từ các đại biểu trong quá trình thảo luận trước đó, nhưng dường như là sự đồng thuận đến từ tình thế bắt buộc.
Lấy ví dụ, về thu ngân sách, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ nguyên nhân năm 2013 hụt thu ngân sách nhà nước lớn (63.630 tỷ đồng); trong đó có nguyên nhân chủ quan trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.
Thừa nhận các “nguyên nhân chủ quan trong quản lý điều hành”, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng các nguyên nhân khách quan đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vì tăng trưởng kinh tế năm 2013 dự báo không đạt như dự kiến; hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp kê khai lỗ lớn, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giải thể, phá sản...
Mặt khác, việc thực hiện miễn, giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng dẫn đến giảm thu ngân sách nhà nước.
Trước những ý kiến cho rằng chính sách miễn, giảm thuế chưa hợp lý dẫn đến tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước giảm sút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng chủ trương khoan sức dân và hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nên trong thời gian qua, các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã được thực hiện khá tích cực, có tác động và hiệu quả nhất định đối với sản xuất, kinh doanh, giảm bớt một phần khó khăn về vốn và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chính sách miễn, giảm thuế đã làm giảm thu ngân sách nhà nước, việc gia hạn thuế làm chậm dòng tiền vào ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, về bội chi ngân sách nhà nước và nợ công, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn trước Quốc hội về vấn đề nợ công, cách tính nợ công, tỷ lệ nợ phải trả so với tổng thu ngân sách nhà nước, tỷ lệ trả nợ trên tổng chi ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng theo chiến lược quản lý nợ công giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, thì mức trần nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP.
Với phương án dự toán năm 2014 như Chính phủ trình Quốc hội, các chỉ tiêu nợ vẫn trong giới hạn cho phép nhưng có xu hướng tăng lên, dư nợ công ước đến 31/12/2013 khoảng 56,2% GDP, đến hết năm 2014, tính cả khoản trái phiếu Chính phủ dự kiến phát hành 100.000 tỷ đồng, dư nợ công ước khoảng 59,8% GDP; nợ Chính phủ ước khoảng 46,2% GDP.
Những con số này rất đáng chú ý trong bối cảnh nợ công đã tăng nhanh; xuất hiện nhiều khó khăn trong vay và trả nợ, nhiều khoản vay (cả vay trong nước và vay ngoài nước) đến hạn thanh toán, tăng áp lực chi trả nợ cao... Tuy nhiên, trước phương án của Chính phủ, yêu cầu của Quốc hội lại khá chung chung.
”Việc tăng cường quản lý nợ công và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia là hết sức cần thiết và là một nhiệm vụ quan trọng mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải đặc biệt quan tâm trong thời gian tới”, báo cáo viết.
Làm gì để “khế ước hóa”?
Trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ sự lo lắng về cơ chế “trình và duyệt” mà Chính phủ và Quốc hội đang tiến hành hiện nay.
Theo ông Quốc, đúng là tình thế bắt buộc thì phải tăng bội chi, nhưng cách thức hiện nay thì chưa rõ trách nhiệm của các bên như thế nào trong trường hợp các mục tiêu chính sách đề ra không đạt được như mong muốn.
Đại biểu này lưu ý rằng trong năm tới, khi đánh giá lại các chính sách đã được hiện thực hóa trong các nghị quyết này, nếu không đạt được thì người dân nên quy trách nhiệm cho ai?
“Xu hướng chung là vì Chính phủ trình, nếu làm không đạt thì phải chịu trách nhiệm. Nhưng tôi nghĩ, vì Quốc hội bấm nút, nên Quốc hội cũng phải chịu trách nhiệm tương xứng mới đúng. Chính vì thế, làm thế nào để biến các nghị quyết thành “khế ước” thật sự, có “chế tài” hẳn hoi cho các bên là yêu cầu bức thiết hiện nay”, ông Quốc phân tích.
Một đại biểu giấu tên khác thừa nhận, quy trình "trình và duyệt" ngân sách giữa Chính phủ và Quốc hội chưa có gì mới so với những năm trước. Nhưng nếu không có cơ chế xác lập trách nhiệm cụ thể, rất khó hy vọng những thay đổi căn bản trong cách xây dựng bài toán thu chi của túi tiền quốc gia.
Tình thế bắt buộc
Trước khi Quốc hội ấn nút biểu quyết, các đại biểu Quốc hội đã nhận được báo cáo tiếp thu, giải trình về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2013, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, dự thảo nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Ủy ban thường vụ Quốc hội lập.
Đọc kỹ báo cáo này, có thể thấy các đề xuất của Chính phủ đã nhận được sự đồng thuận khá lớn từ các đại biểu trong quá trình thảo luận trước đó, nhưng dường như là sự đồng thuận đến từ tình thế bắt buộc.
Lấy ví dụ, về thu ngân sách, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ nguyên nhân năm 2013 hụt thu ngân sách nhà nước lớn (63.630 tỷ đồng); trong đó có nguyên nhân chủ quan trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.
Thừa nhận các “nguyên nhân chủ quan trong quản lý điều hành”, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng các nguyên nhân khách quan đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vì tăng trưởng kinh tế năm 2013 dự báo không đạt như dự kiến; hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp kê khai lỗ lớn, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giải thể, phá sản...
Mặt khác, việc thực hiện miễn, giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng dẫn đến giảm thu ngân sách nhà nước.
Trước những ý kiến cho rằng chính sách miễn, giảm thuế chưa hợp lý dẫn đến tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước giảm sút, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng chủ trương khoan sức dân và hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nên trong thời gian qua, các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã được thực hiện khá tích cực, có tác động và hiệu quả nhất định đối với sản xuất, kinh doanh, giảm bớt một phần khó khăn về vốn và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chính sách miễn, giảm thuế đã làm giảm thu ngân sách nhà nước, việc gia hạn thuế làm chậm dòng tiền vào ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, về bội chi ngân sách nhà nước và nợ công, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn trước Quốc hội về vấn đề nợ công, cách tính nợ công, tỷ lệ nợ phải trả so với tổng thu ngân sách nhà nước, tỷ lệ trả nợ trên tổng chi ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng theo chiến lược quản lý nợ công giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, thì mức trần nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP.
Với phương án dự toán năm 2014 như Chính phủ trình Quốc hội, các chỉ tiêu nợ vẫn trong giới hạn cho phép nhưng có xu hướng tăng lên, dư nợ công ước đến 31/12/2013 khoảng 56,2% GDP, đến hết năm 2014, tính cả khoản trái phiếu Chính phủ dự kiến phát hành 100.000 tỷ đồng, dư nợ công ước khoảng 59,8% GDP; nợ Chính phủ ước khoảng 46,2% GDP.
Những con số này rất đáng chú ý trong bối cảnh nợ công đã tăng nhanh; xuất hiện nhiều khó khăn trong vay và trả nợ, nhiều khoản vay (cả vay trong nước và vay ngoài nước) đến hạn thanh toán, tăng áp lực chi trả nợ cao... Tuy nhiên, trước phương án của Chính phủ, yêu cầu của Quốc hội lại khá chung chung.
”Việc tăng cường quản lý nợ công và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia là hết sức cần thiết và là một nhiệm vụ quan trọng mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải đặc biệt quan tâm trong thời gian tới”, báo cáo viết.
Làm gì để “khế ước hóa”?
Trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ sự lo lắng về cơ chế “trình và duyệt” mà Chính phủ và Quốc hội đang tiến hành hiện nay.
Theo ông Quốc, đúng là tình thế bắt buộc thì phải tăng bội chi, nhưng cách thức hiện nay thì chưa rõ trách nhiệm của các bên như thế nào trong trường hợp các mục tiêu chính sách đề ra không đạt được như mong muốn.
Đại biểu này lưu ý rằng trong năm tới, khi đánh giá lại các chính sách đã được hiện thực hóa trong các nghị quyết này, nếu không đạt được thì người dân nên quy trách nhiệm cho ai?
“Xu hướng chung là vì Chính phủ trình, nếu làm không đạt thì phải chịu trách nhiệm. Nhưng tôi nghĩ, vì Quốc hội bấm nút, nên Quốc hội cũng phải chịu trách nhiệm tương xứng mới đúng. Chính vì thế, làm thế nào để biến các nghị quyết thành “khế ước” thật sự, có “chế tài” hẳn hoi cho các bên là yêu cầu bức thiết hiện nay”, ông Quốc phân tích.
Một đại biểu giấu tên khác thừa nhận, quy trình "trình và duyệt" ngân sách giữa Chính phủ và Quốc hội chưa có gì mới so với những năm trước. Nhưng nếu không có cơ chế xác lập trách nhiệm cụ thể, rất khó hy vọng những thay đổi căn bản trong cách xây dựng bài toán thu chi của túi tiền quốc gia.
Theo Nghệ Nhân