MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Nhà đầu tư Hoa Kỳ háo hức ở VN là chưa từng thấy”

Chiều 29-5, trợ lý ngoại trưởng phụ trách kinh tế và thương mại Hoa Kỳ Charles H. Rivkin đã có buổi tiếp xúc báo chí TP.HCM trong chuyến làm việc tại VN.

Khá cởi mở và thẳng thắn trước các câu hỏi liên quan về đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như các chính sách kinh tế, phát triển thương mại giữa Hoa Kỳ và VN, ông Charles Rivkin lạc quan về tiến trình đàm phán TPP sẽ kết thúc trong năm và khẳng định điều này có ý nghĩa không chỉ với VN mà toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông nói: “Chính phủ Mỹ và Tổng thống Obama đặt mục tiêu hoàn tất đàm phán TPP trong thời gian tại vị của mình. Mặc dù không thể đưa khung thời gian chính xác nhưng tôi nghĩ với việc Quyền thúc đẩy thương mại (TBA) vừa được hạ viện thông qua sẽ tạo điều kiện cho TPP hoàn tất trong năm nay”.

* Theo ông, VN có những cơ hội sau nào khi hiệp định TPP được ký kết?

- So với 12 nước tham gia đàm phán TPP, VN có nền kinh tế nhỏ nhất nhưng theo tính toán của các tổ chức độc lập, GDP của VN sẽ tăng trưởng 30% trong vòng 10 năm tới sau khi gia nhập TPP. Đáp ứng các tiêu chuẩn cao trong TPP sẽ giúp ngành công nghiệp sản xuất trong nước cải thiện, doanh nghiệp VN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôi nghĩ nên nhìn một cách tích cực TPP sẽ giúp VN cải thiện môi trường đầu tư của mình. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi đến đầu tư ở thị trường nào đều mong muốn ba điều: tính minh bạch, khả năng dự báo cao, tinh thần thượng tôn pháp luật và điều này thể hiện rõ trong các cam kết TPP.

Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của VN. Sau TPP thuế quan sẽ giảm xuống, cơ hội cho hàng hóa qua thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới này rất nhiều. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ thương mại đến nay, từ mức 450 triệu USD sau 20 năm con số này đã xấp xỉ 40 tỉ USD, tăng hơn 100 lần. Do đó, thương mại hai nước chắc chắn sẽ tăng trưởng nhanh chóng nếu hoàn tất TPP.

Cuối cùng, bản thân từng là giám đốc điều hành của một công ty, tôi hiểu cơ hội dành cho các doanh nghiệp trước những hiệp định tự do thương mại như thế nào. Hoa Kỳ có hơn 28.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng này chiếm 98% số doanh nghiệp Hoa Kỳ, nhưng trong số 19.000 tỉ xuất khẩu mỗi năm, nhóm doanh nghiệp này chỉ chiếm hơn 1%. Tôi cũng biết xương sống của kinh tế VN là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, những rào cản thuế quan hay phi thuế quan đều không quá khác biệt, họ bị chịu ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, tham gia TPP nhóm doanh nghiệp này sẽ có cơ hội tham gia xuất khẩu khi các chướng ngại vật trên được dỡ bỏ.

* Vậy còn quan hệ Hoa Kỳ và VN như thế nào sau TPP?

- Chắc chắn sẽ cải thiện. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Hoa Kỳ đều mang tính dài hơi và thường đi kèm nhiều khoản hỗ trợ khác. Hiệp định TPP nâng cao chuẩn mực trên toàn thế giới không chỉ cho khu vực này, không chỉ đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia đàm phán.

Nếu bạn để ý, ngay cả khi mới dự báo TPP sớm hoàn tất đã có làn sóng đầu tư vào VN để đón đầu cơ hội. Hãy tưởng tượng nếu TPP hoàn tất sẽ tạo sức hút như thế nào vào các nước này. Bởi nếu có sự lựa chọn đầu tư, tôi cũng sẽ chọn nơi nào mà các khoản đầu tư được bảo vệ. Các doanh nghiệp nước ngoài dời nhà máy sang VN chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm…

* Vừa rồi ông có buổi gặp tiếp xúc doanh nghiệp Hoa Kỳ tại VN, họ chia sẻ gì với ông về môi trường đầu tư VN?

- Trong các chuyến công du của mình với tư cách là trợ lý bộ trưởng kinh tế và thương mại Hoa Kỳ, đến quốc gia nào tôi đều muốn gặp Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham) tại đó. Tôi đã gặp hơn 30 Amcham của các thành phố, nhưng chưa nơi nào tôi thấy được sự hứng khởi như Amcham ở Hà Nội và TP.HCM.

Họ nói đã đầu tư ở đây và mong muốn rót vốn vào VN nhiều hơn nữa. Không chỉ vì chờ đón hiệp định TPP mà sự háo hức này đến từ lợi thế lao động trẻ, tràn đầy năng lượng của VN, sự sôi động diễn ra hằng ngày trên đường phố VN. Có quá nhiều cơ hội đầu tư ở đây.

Theo Như Bình

Tuổi trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên