Nhật Bản lo ngại đàm phán về TPP bị sa lầy
Bộ trưởng Kinh tế Akira Amari đã bày tỏ lo ngại là vòng đàm phán về Hiệp định Mậu dịch tự do Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có nguy cơ bị sa lầy.
- 11-08-2015Hiệp định TPP: Khó thông qua trước bầu cử Tổng thống Mỹ 2016?
- 11-08-20155 chướng ngại lớn nhất còn lại của TPP
- 11-08-2015“Khủng hoảng sữa” New Zealand làm chậm TPP
- 09-08-2015Chưa “chốt” ngày nối lại đàm phán, TPP có “trễ hẹn”?
Trên website của Bộ Kinh tế Nhật Bản, ngày 11/8/2015, Bộ trưởng Kinh tế Akira Amari đã bày tỏ lo ngại là vòng đàm phán về Hiệp định Mậu dịch tự do Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có nguy cơ bị sa lầy và cho đến nay, các bên liên quan vẫn chưa có lịch trình cụ thể để nối lại các cuộc thương lượng, sau thất bại của vòng đàm phán tại Hawai, hồi tháng Bẩy vừa qua, RFI đưa tin.
Theo Bộ trưởng Akira Amari, trong cuộc gặp ở Hawai, các nhà đàm phán Hoa Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội, không có được sự kiên trì vốn có. Do vậy, ông nhấn mạnh là các bên liên quan cần phải gặp lại nhau trong tháng này, bởi vì các nước có nguy cơ không thấy lợi ích gì và các cuộc thương lượng có nguy cơ bị sa lầy.
Vẫn theo Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản, nếu các nước không thấy có lợi ích gì nữa thì sẽ phải đợi thêm một thời gian và lại phải huy động những nỗ lực đáng kể để các nước mới có lại được quyết tâm mạnh mẽ như trước, bởi vì quyết tâm của mỗi nước đạt được thỏa thuận là chìa khóa của sự thành công.
Vòng đàm phán tại Hawai hồi tháng Bẩy năm 2015, với sự tham gia của 650 nhà đàm phán, đại diện cho 12 quốc gia, được coi là cơ hội cuối cùng để đạt được thỏa thuận về TPP đúng thời hạn, để Quốc hội Hoa Kỳ có thể phê chuẩn.
Thế nhưng, cuộc thương lượng đã thất bại và sau đó, Hoa Kỳ đã có thái độ không rõ ràng trong việc định ra lịch trình đàm phán tiếp theo.
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện bao gồm Brunei, Canada, Chili, Hoa Kỳ, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Nhật Bản, Úc, Peru, Singapore và Việt Nam.
Đối với Washington, hiệp định TPP là một trong những yếu tố tái cân bằng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á-Thái Bình Dương, còn đối với Tokyo, đây là công cụ để thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản. Mặt khác, TPP cũng giúp kìm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực này.
Cùng dòng sự kiện
BizLIVE