Nợ công: 200% GDP vẫn chưa đáng quan ngại!
Nhưng nợ công chỉ bằng 54%GDP vẫn tuyên bố vỡ nợ. Điều này đồng nghĩa, không có chuẩn cho một ngưỡng nợ an toàn.
Báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch & Đầu tư trình tại phiên họp Chính phủ cuối năm 2013 cho rằng: “Nợ công, dư nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia nằm trong giới hạn an toàn.”
Bản tin nợ công số 2 của Bộ Tài chính (MOF), phát hành tháng 10/2013 cho biết: Đến hết năm 2012, ước tính tổng nợ công của Việt Nam khoảng 55,7% GDP, so với năm 2011 là 54,9% GDP.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ước tính năm 2012, nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ trong hệ thống ngân hàng của khu vực DNNN, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN, nợ công Việt Nam có thể lên tới khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP), đe dọa đến tính bền vững của nợ công Việt Nam.
Các nhà khoa học còn tranh cãi về ngưỡng nợ an toàn của Việt Nam, bao nhiêu là an toàn?
Thực tiễn tình hình nợ công của các nước trên thế giới cho thấy: dù cho nợ công bằng hoặc 200%GDP vẫn chưa đáng quan ngại (trường hợp điển hình Nhật Bản), nhưng nợ công thậm chí chỉ ở mức gần 54%GDP vẫn phải tuyên bố vỡ nợ (trường hợp Argentina năm 2001, số liệu IMF).
Nợ công của Argentina trước thời điểm tuyên bố vỡ nợ (2001):
Bản tin nợ công số 2 của Bộ Tài chính (MOF), phát hành tháng 10/2013 cho biết: Đến hết năm 2012, ước tính tổng nợ công của Việt Nam khoảng 55,7% GDP, so với năm 2011 là 54,9% GDP.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ước tính năm 2012, nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ trong hệ thống ngân hàng của khu vực DNNN, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN, nợ công Việt Nam có thể lên tới khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP), đe dọa đến tính bền vững của nợ công Việt Nam.
Các nhà khoa học còn tranh cãi về ngưỡng nợ an toàn của Việt Nam, bao nhiêu là an toàn?
Thực tiễn tình hình nợ công của các nước trên thế giới cho thấy: dù cho nợ công bằng hoặc 200%GDP vẫn chưa đáng quan ngại (trường hợp điển hình Nhật Bản), nhưng nợ công thậm chí chỉ ở mức gần 54%GDP vẫn phải tuyên bố vỡ nợ (trường hợp Argentina năm 2001, số liệu IMF).
Nợ công của Argentina trước thời điểm tuyên bố vỡ nợ (2001):
Năm | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 |
Nợ công/GDP (%) | 35,08% | 38,18% | 43,39% | 45,62% | 53,62% | ~165% |
Nguồn: IMF
Nếu ghi nhận đầy đủ khoản thu từ phát hành nợ/vay nợ hàng năm của Chính phủ/NSTW vào thu NSNN, cho thấy: Tỷ lệ thu từ nợ vay của Việt Nam chiếm đến 35,36% - 50,52% tổng thu NS đã được điều chỉnh. Tỷ lệ thu phát hành nợ/tổng thu bình quân của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2006 đạt 40,24%, giai đoạn 2007 – 2010 đạt 45,17%, số liệu cùng kỳ của Nhật Bản lần lượt là 42,15% và 36,7%.
Thêm vào đó, xét về gánh nặng nợ trên mỗi người dân, hiện nợ công/đầu người của Việt Nam khoảng 867,08USD/người; trong khi của Nhật Bản là 98.723,96USD/người; của Hy Lạp đạt 30.730,43USD/người. So với mức thu nhập bình quân đầu người, gánh nặng nợ công của mỗi người dân Việt Nam bằng 45% thu nhập; của Nhật Bản là 214% thu nhập; của Hy Lạp 162% thu nhập.
Một thái cực khác, báo chí đã phác họa cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro như là khủng hoảng nợ công, theo đó các Chính phủ phung phí đi vay mượn quá nhiều và không thể trả nợ. Tuy nhiên, một lý do khác được giải thích cho các nước Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha rơi vào cuộc khủng hoảng nợ là thâm hụt tài khoản vãng lai.
Thâm hụt tài khoản vãng lai tăng mạnh ở tất cả các nước này, đặc biệt sau 2005. Trong khi đó, tài khoản vãng lai của Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực từ năm 2011. Đến cuối năm 2012 Việt Nam đạt được mức thặng dư tài khoản vãng lai đến 5,8%GDP.
Nếu ghi nhận đầy đủ khoản thu từ phát hành nợ/vay nợ hàng năm của Chính phủ/NSTW vào thu NSNN, cho thấy: Tỷ lệ thu từ nợ vay của Việt Nam chiếm đến 35,36% - 50,52% tổng thu NS đã được điều chỉnh. Tỷ lệ thu phát hành nợ/tổng thu bình quân của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2006 đạt 40,24%, giai đoạn 2007 – 2010 đạt 45,17%, số liệu cùng kỳ của Nhật Bản lần lượt là 42,15% và 36,7%.
Thêm vào đó, xét về gánh nặng nợ trên mỗi người dân, hiện nợ công/đầu người của Việt Nam khoảng 867,08USD/người; trong khi của Nhật Bản là 98.723,96USD/người; của Hy Lạp đạt 30.730,43USD/người. So với mức thu nhập bình quân đầu người, gánh nặng nợ công của mỗi người dân Việt Nam bằng 45% thu nhập; của Nhật Bản là 214% thu nhập; của Hy Lạp 162% thu nhập.
Một thái cực khác, báo chí đã phác họa cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro như là khủng hoảng nợ công, theo đó các Chính phủ phung phí đi vay mượn quá nhiều và không thể trả nợ. Tuy nhiên, một lý do khác được giải thích cho các nước Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha rơi vào cuộc khủng hoảng nợ là thâm hụt tài khoản vãng lai.
Thâm hụt tài khoản vãng lai tăng mạnh ở tất cả các nước này, đặc biệt sau 2005. Trong khi đó, tài khoản vãng lai của Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực từ năm 2011. Đến cuối năm 2012 Việt Nam đạt được mức thặng dư tài khoản vãng lai đến 5,8%GDP.
Nguồn: IMF
Như vậy, về mặt số liệu thì tổng nợ công vẫn còn dưới ngưỡng an toàn 65% của Bộ Tài chính và IMF cũng cho rằng nợ công của Việt Nam chưa nguy hiểm.
Kế hoạch trả nợ hàng năm khoảng 14%-16% tổng thu ngân sách nhà nước (thấp hơn giới hạn cảnh báo là 30%), bằng khoảng 4,5% kim ngạch xuất khẩu (thấp hơn giới hạn cảnh báo là 15%). Đây được coi là các chỉ tiêu an toàn, và chỉ số nợ công của Việt Nam được xếp loại ở mức trung bình so với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm.
Tuy nhiên, nợ công của Việt Nam vẫn có nhiều vấn đề cần lưu ý đặc biệt khi xét về cơ cấu nợ theo thời gian, nguồn gốc, cũng như tính hiệu quả sử dụng nợ...; và không khỏi lo lắng khi “sau 2015, nước ta sẽ phải dùng 1/3 nguồn thu ngân sách để trả nợ”.
Những lưu ý nợ công, cũng như thực trạng quản lý nợ công hiện nay của Việt Nam sẽ được đề cập trong phần 2.
Q. Nguyễn