Nỗ lực tái cơ cấu đang bị dồn nén và chịu sức ép từ tiến trình hội nhập
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng cho rằng cần xác định mức sàn cho lạm phát nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo niềm tin, dư địa cho các chính sách vĩ mô khác.
Trong phiên thảo luận thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 tại hội trường Quốc hội sáng ngày 01/11/2014, Đại biểu Hà Sỹ Đồng đoàn Quảng Trị đã có những chia sẻ khá thẳng thắn liên quan 2 nội dung này.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, “các nỗ lực tái cấu trúc trong nước đang bị dồn nén cùng với sức ép cải cách đến từ tiến trình hội nhập quốc tế” và Chính phủ nên có biên độ dao động cho CPI khi theo đuổi lạm phát mục tiêu.
Một, Đại biểu cho biết trong các phiên thảo luận ở các kỳ họp trước, đại biểu đều đề cập đến yêu cầu cấp thiết phải cải cách thể chế để vừa phát triển bền vững vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực nhưng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, quản lý điều hành kinh tế như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, các chính sách khuyến khích đầu tư hoặc đang suy giảm hiệu lực hoặc đã cạn kiệt dư địa hay không còn đủ sức hấp dẫn. Hệ lụy không thể tránh khỏi là vấn đề tiền tệ hóa bội chi ngân sách vốn xấu lại càng xấu hơn.
Hoạt động huy động, khai thác phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế trở nên méo mó, kém hiệu quả, một vòng luẩn quẩn, thụ động tình thế. Thực trạng này tạo nên sức ép buộc Chính phủ phải triển khai thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm tạo động lực mới, phát triển mới .
Các nỗ lực tái cấu trúc trong nước đang bị dồn nén, cùng với sức ép cải cách đến từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực gia tăng cũng đòi hỏi chúng ta nhất thiết sớm có những đột phá về thể chế.
Tại kỳ họp trước nhiều ý kiến cũng đề cập cơ hội Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của Hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn trên thế giới, song cũng phải lường đến nguy cơ áp lực. Hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục không chuyển hóa thành động lực thúc đẩy cải cách trong nước, cơ hội không xuất hiện mà thay vào đó là những thách thức hiện hữu gây chèn ép, o bế kinh tế nội địa nếu như chúng ta chưa sẵn sàng hội nhập.
Những bài học đắt giá cho giai đoạn gia nhập WTO, sự ra đời ồ ạt của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các tập đoàn tài chính, nâng nhanh vốn pháp định các TCTD một cách nóng vội, duy ý, chí dòng vốn nước ngoài dồn dập vào Việt Nam và sự hình thành những bong bóng bất động sản, chứng khoán khi nỗ lực nền kinh tế chưa có khả năng hấp thụ nhiều vốn, bất ổn kinh tế vĩ mô dai dẳng vẫn còn nguyên tính thời sự.
Rõ ràng, những trì hoãn níu kéo cải cách có thể sẽ đưa lại hậu quả khó lường. Sự thực thể chế hiện hành chưa đủ khả năng bảo vệ như hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong nước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Hai, liên quan đến kiến nghị thứ 2 của Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế của UBTVQH, đại biểu rất đồng tình với ý kiến kiểm soát lạm phát hàng năm không quá thấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm. Đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị cần có một thể chế, khuôn khổ mới để Chính phủ điều hành hướng đến mục tiêu tổng quát đã đề ra – kiên định chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô.
Với ý định theo đuổi lạm phát mục tiêu như hiện nay của Chính phủ, đại biểu cho rằng nên có thêm mức tối thiểu nhằm tạo ra hành lang an toàn, tin cậy, cho phép Chính phủ sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách để đạt nhiều mục tiêu nhiệm vụ khác nhau, ví dụ năm 2015 Chính phủ ngầm định lạm phát mục tiêu 5% được phép +/- 1,5%, tránh lạm phát dao động lớn không dự tính được. Điều này đồng nghĩa cần xác định mức sàn cho lạm phát nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo niềm tin, dư địa cho các chính sách vĩ mô khác.
>>>Nội dung phiên thảo luận tại Quốc hội chiều 01/11 về tái cơ cấu nền kinh tế
>>> Nội dung phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 01/11
Thanh Giang
Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, “các nỗ lực tái cấu trúc trong nước đang bị dồn nén cùng với sức ép cải cách đến từ tiến trình hội nhập quốc tế” và Chính phủ nên có biên độ dao động cho CPI khi theo đuổi lạm phát mục tiêu.
Một, Đại biểu cho biết trong các phiên thảo luận ở các kỳ họp trước, đại biểu đều đề cập đến yêu cầu cấp thiết phải cải cách thể chế để vừa phát triển bền vững vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực nhưng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, quản lý điều hành kinh tế như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, các chính sách khuyến khích đầu tư hoặc đang suy giảm hiệu lực hoặc đã cạn kiệt dư địa hay không còn đủ sức hấp dẫn. Hệ lụy không thể tránh khỏi là vấn đề tiền tệ hóa bội chi ngân sách vốn xấu lại càng xấu hơn.
Hoạt động huy động, khai thác phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế trở nên méo mó, kém hiệu quả, một vòng luẩn quẩn, thụ động tình thế. Thực trạng này tạo nên sức ép buộc Chính phủ phải triển khai thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm tạo động lực mới, phát triển mới .
Các nỗ lực tái cấu trúc trong nước đang bị dồn nén, cùng với sức ép cải cách đến từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực gia tăng cũng đòi hỏi chúng ta nhất thiết sớm có những đột phá về thể chế.
Tại kỳ họp trước nhiều ý kiến cũng đề cập cơ hội Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của Hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn trên thế giới, song cũng phải lường đến nguy cơ áp lực. Hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục không chuyển hóa thành động lực thúc đẩy cải cách trong nước, cơ hội không xuất hiện mà thay vào đó là những thách thức hiện hữu gây chèn ép, o bế kinh tế nội địa nếu như chúng ta chưa sẵn sàng hội nhập.
Những bài học đắt giá cho giai đoạn gia nhập WTO, sự ra đời ồ ạt của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các tập đoàn tài chính, nâng nhanh vốn pháp định các TCTD một cách nóng vội, duy ý, chí dòng vốn nước ngoài dồn dập vào Việt Nam và sự hình thành những bong bóng bất động sản, chứng khoán khi nỗ lực nền kinh tế chưa có khả năng hấp thụ nhiều vốn, bất ổn kinh tế vĩ mô dai dẳng vẫn còn nguyên tính thời sự.
Rõ ràng, những trì hoãn níu kéo cải cách có thể sẽ đưa lại hậu quả khó lường. Sự thực thể chế hiện hành chưa đủ khả năng bảo vệ như hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong nước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Hai, liên quan đến kiến nghị thứ 2 của Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế của UBTVQH, đại biểu rất đồng tình với ý kiến kiểm soát lạm phát hàng năm không quá thấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm. Đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị cần có một thể chế, khuôn khổ mới để Chính phủ điều hành hướng đến mục tiêu tổng quát đã đề ra – kiên định chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô.
Với ý định theo đuổi lạm phát mục tiêu như hiện nay của Chính phủ, đại biểu cho rằng nên có thêm mức tối thiểu nhằm tạo ra hành lang an toàn, tin cậy, cho phép Chính phủ sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách để đạt nhiều mục tiêu nhiệm vụ khác nhau, ví dụ năm 2015 Chính phủ ngầm định lạm phát mục tiêu 5% được phép +/- 1,5%, tránh lạm phát dao động lớn không dự tính được. Điều này đồng nghĩa cần xác định mức sàn cho lạm phát nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo niềm tin, dư địa cho các chính sách vĩ mô khác.
>>>Nội dung phiên thảo luận tại Quốc hội chiều 01/11 về tái cơ cấu nền kinh tế
>>> Nội dung phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 01/11
Thanh Giang