MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông Nguyễn Trần Bạt: Việt Nam khó có nhà đầu tư chất lượng!

Môi trường của Việt Nam chưa thuận tiện cho các chuyển giao công nghệ, bởi vì không thể ...giao trứng cho ác!

Tiếp theo những ý kiến đánh giá về cơ sở hạ tầng, chính sách, cơ chế phát triển cũng như những tồn tại trong vấn đề tham nhũng, gánh nặng quy định pháp luật… trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam thời gian qua, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt cũng cho rằng, với môi trường, chất lượng nguồn nhân công hiện nay chưa thuận tiện cho các chuyển giao công nghệ, bởi vì không thể "giao trứng cho ác" nên Việt Nam phải chứng minh không là ác để cho người ta giao trứng.

Việt Nam là Festival toàn cầu về ô tô và xe máy?

PV: - Thưa ông, mới đây, Tata (Ấn Độ) đã rút khỏi dự án thép ở Hà Tĩnh, Hyundai (Hàn Quốc) cũng tuyên bố ngưng chuyển giao công nghệ cho Ôtô Trường Hải.

Tata cho biết, do môi trường kinh doanh còn nhiều thách thức nên Tata quyết định rút khỏi hoàn toàn dự án tại Việt Nam sau 5 năm chờ đợi. Còn lý do của Hyundai là do những vướng mắc liên quan đến điều kiện áp dụng tiêu chuẩn khí thải cho việc sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô xe máy, việc chuyển giao công nghệ của Huyndai đã bị triển khai chậm trễ.

Sự ra đi của 2 "ông lớn" này có phải là tín hiệu không lạc quan cho việc thu hút FDI năm nay và ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định đầu tư tại Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Trước hết, tôi nói đến ngành công nghiệp chế tạo ô tô, ngay từ đầu chính sách về ngành công nghiệp này đã sai lầm. Sai lầm từ thời còn có Bộ Công nghiệp nặng.

Với một thị trường mới nổi nhưng 20-30 năm trước đã tập hợp tới 14 hãng ô tô lớn nhất trên thế giới vào thị trường Việt Nam. Mỗi một hãng như vậy vào, việc cấp giấy phép kiếm được tí lời cho nên chúng ta đã làm hỏng toàn bộ chiến lược công nghiệp ô tô.

Các ông lớn cạnh tranh với nhau trên một mảnh đất con con là sai. Thị trường Việt Nam trở thành một Festival toàn cầu về ô tô và xe máy. Cái đó phải nói thẳng là một chính sách không có lựa chọn, chính sách hết sức vụ lợi, lặt vặt. Đáng ra chúng ta phải lựa chọn, phải xét đến tất cả các tham số kinh tế...

Thị trường Việt Nam trở thành một Festival toàn cầu về ô tô và xe máy. Cái đó phải nói thẳng là một chính sách không có lựa chọn, chính sách hết sức vụ lợi, lặt vặt. Đáng ra chúng ta phải lựa chọn, phải xét đến tất cả các tham số kinh tế...
Thị trường Việt Nam trở thành một Festival toàn cầu về ô tô và xe máy,đâylà một chính sách không có lựa chọn, chính sách hết sức vụ lợi, lặt vặt

Và chúng ta phải xét ngay cả thị trường ô tô giá rẻ mà Trung Quốc chắc chắn cung cấp cho chúng ta nữa.

Có lẽ sự rút đi của Huyndai là một đòn cảnh tỉnh chúng ta buộc phải "tái cấu trúc" lại, theo thuật ngữ mà Chính phủ vẫn dùng. Chúng ta phải "tái cấu trúc" lại tư tưởng trong việc xây dựng nền công nghiệp ô tô và xe máy, đây là việc phải làm lại.

Còn với trường hợp của Tata. Hà Tĩnh là một tỉnh bé, tôi không biết là có khai thác được mỏ sắt Thạch Khê không. Các xí nghiệp luyện kim của Tata là sinh ra để giải quyết vấn đề luyện từ quặng, hay gia công thép từ việc nhập các phôi liệu từ bên ngoài.

Họ rút đi tôi nghĩ là đúng, bởi vì trên một mảnh chiếu chật như vậy, họ buộc phải cạnh tranh với một đối tượng mà nói thật tôi không hiểu động cơ, đó là Formosa. Không thể nhốt chung một con sư tử với một con hổ được. Quy mô đầu tư ấy là lớn nhất cả nước, sự chú ý ưu đãi của chúng ta cũng là nhất cả nước, và để làm gì thì hoàn toàn không có câu trả lời minh bạch. .

Sự cân bằng chính trị có phải là giải pháp tốt để tạo ra một cơ sở sản xuất công nghiệp không, về chuyện này quả thật là rất khó để lý giải.

Không thể kêu gọi nhà đầu tư chất lượng

PV: - Xin ông cho biết, môi trường kinh tế Việt Nam hiện nay có thể thỏa mãn chất lượng nào của đầu tư nước ngoài?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Với cơ sở hạ tầng như thế này, với tình trạng cung ứng năng lượng điện năng thế này, với các cơ sở sản xuất lọc dầu ở mức sơ khai thế này... tất cả các nguồn năng lượng để huy động vào việc sản xuất vào công nghiệp của chúng ta là có giới hạn.

Trình độ của người lao động ở Việt Nam còn ở mức thế này, các trường đại học Việt Nam là chưa đào tạo được các chuyên gia, các nhà quản lý… chúng ta sẽ không có người, không có người thì chúng ta không thể kêu gọi các đầu tư có chất lượng cao được. Không kêu gọi đầu tư chất lượng cao được thì chúng ta buộc phải đầu tư chất lượng thấp, và đầu tư chất lượng thấp thì phải cạnh tranh với ngay chất lượng cũng thấp như thế của nền kinh tế Việt Nam.

Không kêu gọi đầu tư chất lượng cao được chúng ta buộc phải đầu tư chất lượng thấp
Không kêu gọi đầu tư chất lượng cao được chúng ta buộc phải đầu tư chất lượng thấp

Các hệ thống quản lý nhà nước của chúng ta sau khi được phân cấp từ bộ cho đến các địa phương, thì năng lực của các địa phương, năng lực cạnh tranh của các tỉnh mà đánh giá như thế này là hình thức. Vì đánh giá cuối cùng là đánh giá tiền, đánh giá tiền huy động vào thị trường chứ chưa đánh giá chất lượng FDI.

Chúng ta phát triển bằng việc quy mô đầu tư chung chung, hay là chúng ta phát triển bằng chất lượng của các đầu tư. Vì nếu như chỉ đầu tư thông thường thì chúng ta vướng ngay với chính chúng ta, tức là các nhà sản xuất Việt Nam cũng có thể đầu tư được.

Vincom cũng làm bất động sản, họ cũng xây những nhà cao tầng không kém gì Tây, không kém gì Daewoo, không kém Keangnam... Vậy thì nếu chúng ta chỉ dừng ở mức FDI thông thường thì chúng ta vướng ngay chính sức sản xuất đang tăng lên của các nhà đầu tư Việt Nam.

Chúng ta có gọi nổi những đầu tư có chất lượng cao hơn không, ví dụ như sản xuất linh kiện, ví dụ như công nghiệp phụ trợ. Công nghiệp phụ trợ không làm được vì chúng ta không có các ngành công nghiệp chủ chốt thì lấy đâu ra mà sản xuất các linh kiện, phụ kiện.

Phải nói rằng, chất lượng FDI phản ánh chất lượng của thể chế kinh tế Việt Nam, năng lực của nền kinh tế Việt Nam. Và ở mức hiện nay không thể kêu gọi các đầu tư có chất lượng cao được.

Chính phủ đôi khi đã thay thế chất lượng bằng số lượng, và có những thời kỳ người ta sùng bái những dự án tiền tỷ. Chúng ta đang rất say sưa trong việc kêu gọi các dự án đánh bạc và vui chơi. Trong khi chúng ta đang nói rằng chúng ta muốn đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.

Trên thực tế, chúng ta không lo xây dựng một nền công nghiệp phát triển, chúng ta đang vận động cho nền công nghiệp vui chơi giải trí. Tôi không bài xích những dự án vui chơi giải trí nhưng truyền thông đưa ầm ĩ về những chuyện như vậy làm cho nhân dân, làm cho xã hội hiểu một cách rất tiêu cực rằng đất nước chúng ta chỉ cái đấy có giá, còn những thứ khác không là gì.

Nói tóm lại, chúng ta vì không có những đồng minh dẫn lối phát triển, chúng ta buộc phải cạnh tranh với đồng minh quốc tế của mình. Tức là Việt Nam trở thành một chiến trường cạnh tranh, nó không phải là đầu tư nước ngoài như một sự dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam đi lên như 15 năm trước đây.

PV: - Theo ông, cần phải làm gì để giải quyết vấn đề FDI chất lượng thấp, đóng thuế ít, không chuyển giao công nghệ sau đó rút khỏi Việt Nam?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Những vấn đề FDI chất lượng thấp, ít đóng thuế, không chuyển giao nổi công nghệ, rồi lại mất công đưa ra các ưu đãi tôi nghĩ là nó phải giải quyết bằng một chính sách, làm thế nào nâng cao chất lượng của nền kinh tế Việt Nam, thì chúng ta sẽ kêu gọi được những đầu tư có chất lượng hơn.

Chúng ta kêu gọi được các đầu tư có chất lượng hơn, thì chúng ta không phải cạnh tranh lặt vặt với những cơ sở Việt Nam, phải 10 năm sau đó thì người Việt Nam mới đủ năng lực cạnh tranh với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng cao. Trên cơ sở ấy mới có công nghệ để chuyển giao.

Hiện nay, tất cả những xí nghiệp ở mức thấp như thế này thì không có công nghệ để chuyển giao, thì tại sao lại đòi hỏi công nghệ chuyển giao.

Để có được một khái niệm xuất hiện trên thực tế là chuyển giao công nghệ thì buộc phải có kẻ chuyển giao, và buộc phải có người nhận chuyển giao. Người nhận chuyển giao thì phải đủ trình độ, người chuyển giao thì phải có công nghệ, ở giữa hai người là nhà nước, là thể chế đáng tin cậy.

Bởi vì chuyển giao công nghệ cho những đối tượng không đáng tin cậy thì cực kỳ nguy hiểm cho người có công nghệ chuyển giao. Xã hội chưa có kỷ luật đủ để chuyển giao công nghệ. Xã hội chúng ta vẫn là một nước xếp hạng cao trong việc vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ.

Môi trường Việt Nam chưa thuận tiện cho các chuyển giao công nghệ, bởi vì không thể giao trứng cho ác được. Chúng ta phải chứng minh chúng ta không là ác để cho người ta giao trứng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Tâm An

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên