Phó Thủ tướng nêu 4 nguyên nhân chậm tái cấu trúc nền kinh tế
Tại phiên trả lời chất vấn chiều ngày 14/6, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) có đặt câu hỏi về vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế còn chậm, có lợi ích nhóm không, trách nhiệm thuộc về ai,khắc phục như thế nào.
Trả lời câu hỏi trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, có bốn nguyên nhân dẫn đến tình trạng có thể chậm tái cấu trúc.
Một là, tái cấu trúc là một vấn đề rất lớn, đụng chạm đến nhiều cấp, nhiều ngành, cả người dân và doanh nghiệp cho nên phải có đầu tiên là thể chế, cơ chế. Một vấn đề lớn mà không có thể chế, cơ chế thì làm sao chúng ta có thể giải quyết được mọi việc.
Hai là, thị trường diễn biến không thuận lợi, nhất là thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường xung quanh các nước chúng ta nói riêng.
"Chúng tôi muốn cổ phần hóa lắm nhưng mà nói thật với Quốc hội là ít người mua lắm", Phó Thủ tướng chia sẻ.
Ba là, nguồn nhân lực, cả nhân lực lãnh đạo của tập đoàn doanh nghiệp, cả nhân lực lao động bình thường cũng không có nhân lực chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu của tái cơ cấu.
Bốn là, sự chỉ đạo điều hành của chúng ta cần quyết liệt hơn, cụ thể hơn, nhất là khi đề án tái cấu trúc chung đã được Thủ tướng phê duyệt.
"Từ nguyên nhân trên tôi thấy có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Phần chủ quan của chúng tôi, các ngành, các địa phương, những người thực thi chủ trương về mặt luật pháp, chúng tôi phải chịu trách nhiệm đôn đốc, để chống sự chậm trễ, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu kinh tế nước ta mà trước hết là tái cơ cấu đầu tư công, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước", Phó Thủ tướng khẳng định.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, nói chậm hay có một số tồn tại nhưng quá trình tái cơ cấu cũng đã có nhiều kết quả.
Về đầu tư công, lần đầu tiên đã ra được một Chỉ thị 1792 về chống đầu tư dàn trải, những công trình không hiệu quả phải nhường bước cho công trình có hiệu quả dứt điểm v.v... Hiện việc triển Chỉ thị này rất có hiệu quả trong phạm vi cả nước.
Về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, 9 ngân hàng thương mại đã được củng cố một cách quyết liệt, các ngân hàng thương mại khác tự củng cố, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước nắm cổ phần chủ yếu. Tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện nay tốt hơn, vững chắc hơn trước đây rất nhiều cho nên nền kinh tế cũng có niềm tin, một số biện pháp về tài chính ngân hàng đã được thực hiện.
Về doanh nghiệp nhà nước, tuy còn chậm nhưng đến nay đã có 69 tập đoàn đã được duyệt phương án tổ chức kinh doanh, điều lệ kinh doanh, có 27 doanh nghiệp được tái cơ cấu lại, trong đó có 16 doanh nghiệp lớn đã được cổ phần hóa v.v...
Về các giải pháp cho thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết, Thanh tra Chính phủ sẽ ban hành thể chế về tái cơ cấu đầu tư công để việc thực hiện tốt hơn. Đồng thời, tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư công, những biện pháp giám sát chống lãng phí, thất thoát trong xây dựng cơ bản của trái phiếu Chính phủ, của vốn nhà nước v.v...
Về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, thực hiện lộ trình tái cơ cấu tín dụng theo đề án, các phương án đã được duyệt, trong đó tập trung xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, tiết kiệm chi phí, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra trong hệ thống tín dụng.
Đối với doanh nghiệp nhà nước thì đẩy mạnh cổ phần hóa, hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường công tác kiểm tra giám sát doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là tập đoàn, tổng công ty làm sao để làm rõ chủ sở hữu và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Một là, tái cấu trúc là một vấn đề rất lớn, đụng chạm đến nhiều cấp, nhiều ngành, cả người dân và doanh nghiệp cho nên phải có đầu tiên là thể chế, cơ chế. Một vấn đề lớn mà không có thể chế, cơ chế thì làm sao chúng ta có thể giải quyết được mọi việc.
Hai là, thị trường diễn biến không thuận lợi, nhất là thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường xung quanh các nước chúng ta nói riêng.
"Chúng tôi muốn cổ phần hóa lắm nhưng mà nói thật với Quốc hội là ít người mua lắm", Phó Thủ tướng chia sẻ.
Ba là, nguồn nhân lực, cả nhân lực lãnh đạo của tập đoàn doanh nghiệp, cả nhân lực lao động bình thường cũng không có nhân lực chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu của tái cơ cấu.
Bốn là, sự chỉ đạo điều hành của chúng ta cần quyết liệt hơn, cụ thể hơn, nhất là khi đề án tái cấu trúc chung đã được Thủ tướng phê duyệt.
"Từ nguyên nhân trên tôi thấy có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Phần chủ quan của chúng tôi, các ngành, các địa phương, những người thực thi chủ trương về mặt luật pháp, chúng tôi phải chịu trách nhiệm đôn đốc, để chống sự chậm trễ, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu kinh tế nước ta mà trước hết là tái cơ cấu đầu tư công, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước", Phó Thủ tướng khẳng định.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, nói chậm hay có một số tồn tại nhưng quá trình tái cơ cấu cũng đã có nhiều kết quả.
Về đầu tư công, lần đầu tiên đã ra được một Chỉ thị 1792 về chống đầu tư dàn trải, những công trình không hiệu quả phải nhường bước cho công trình có hiệu quả dứt điểm v.v... Hiện việc triển Chỉ thị này rất có hiệu quả trong phạm vi cả nước.
Về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, 9 ngân hàng thương mại đã được củng cố một cách quyết liệt, các ngân hàng thương mại khác tự củng cố, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước nắm cổ phần chủ yếu. Tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện nay tốt hơn, vững chắc hơn trước đây rất nhiều cho nên nền kinh tế cũng có niềm tin, một số biện pháp về tài chính ngân hàng đã được thực hiện.
Về doanh nghiệp nhà nước, tuy còn chậm nhưng đến nay đã có 69 tập đoàn đã được duyệt phương án tổ chức kinh doanh, điều lệ kinh doanh, có 27 doanh nghiệp được tái cơ cấu lại, trong đó có 16 doanh nghiệp lớn đã được cổ phần hóa v.v...
Về các giải pháp cho thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết, Thanh tra Chính phủ sẽ ban hành thể chế về tái cơ cấu đầu tư công để việc thực hiện tốt hơn. Đồng thời, tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư công, những biện pháp giám sát chống lãng phí, thất thoát trong xây dựng cơ bản của trái phiếu Chính phủ, của vốn nhà nước v.v...
Về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, thực hiện lộ trình tái cơ cấu tín dụng theo đề án, các phương án đã được duyệt, trong đó tập trung xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, tiết kiệm chi phí, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra trong hệ thống tín dụng.
Đối với doanh nghiệp nhà nước thì đẩy mạnh cổ phần hóa, hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường công tác kiểm tra giám sát doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là tập đoàn, tổng công ty làm sao để làm rõ chủ sở hữu và chịu trách nhiệm trước pháp luật.