PVN kiến nghị giảm thuế nhập khẩu dầu diesel và xăng máy bay
Trước tình trạng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có kiến nghị gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính đề nghị cho tăng thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu cùng loại để gỡ khó cho đơn vị này.
- 01-02-2016PVN: Giá bán dầu bình quân tháng 1 tiếp tục giảm sâu, chỉ đạt 32,4 USD/thùng
- 11-01-2016Tình hình tài chính của PVN sẽ ra sao khi giá dầu xuống mức 30 USD/thùng?
- 09-01-2016Giá dầu giảm hơn 51%, PVN vẫn đạt 32.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
Theo PVN, việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất năm 2016 dự báo rất khó khăn do có sự chênh lệch về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của nhà máy này với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt với sản phẩm dầu diesel (DO) và nhiên liệu bay Jet A1.
Theo PVN, khó khăn lớn nhất với Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất chính là do chưa có sự điều chỉnh về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng với sản phẩm của công ty trong khi tất cả khách hàng của đơn vị đang đề nghị phải giảm giá hơn nữa khiến kế hoạch kinh doanh của trong năm 2016 đối diện nhiều rủi ro.
Cũng theo PVN, ngày 16/12/2015 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư mới về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc. Theo đó, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với sản phẩm xăng từ Hàn Quốc sẽ áp dụng là 10%, trong khi thuế với sản phẩm xăng mua từ Lọc hóa dầu Dung Quất có thuế cao gấp đôi (20%).
Theo ông Nguyễn Sinh Khang, Phó tổng giám đốc PVN, trong cơ cấu sản phẩm của Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất hiện nay, xăng dầu chiếm hơn 90% nên việc thuế từ các sản phẩm xăng dầu từ nhà máy này lại cao hơn nhập khẩu từ các nước sẽ khiến công ty không bán được xăng dầu. Vì vậy, cần điều chỉnh lại mức thuế nhập khẩu dầu diesel và nhiên liệu bay Jet A1 để đơn vị bán được hàng.
Tiền Phong