Quý I/2015: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 ước tính đạt 253,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,4% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
- 30-03-20158 kỳ vọng kinh tế vĩ mô của nhà đầu tư năm 2015
- 26-03-2015Tin kinh tế 26/3: GDP cả nước quý I tăng 6,03% và vượt mọi dự báo
- 21-03-2015Kinh tế thủ đô ước tăng 7,6% trong quý đầu năm 2015
- 18-02-2015Chuyên gia lạc quan về kinh tế năm 2015
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 ước tính đạt 253,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,4% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước đạt 28,4 nghìn tỷ đồng, giảm 2,3% và tăng 1,8%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 216,6 nghìn tỷ đồng, giảm 7,2% và tăng 10,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,5 nghìn tỷ đồng, giảm 0,3% và tăng 11,3%.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng đạt 195,9 nghìn tỷ đồng, giảm 5,1% so với tháng trước và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Do tháng 3 là tháng sau Tết nên doanh thu một số ngành hàng giảm so với tháng trước: Lương thực, thực phẩm giảm 8,4%; đồ dùng, dụng cụ gia đình giảm 5,7%; phương tiện đi lại giảm 5,1%; vật phẩm văn hoá giáo dục giảm 3,3%; riêng nhóm hàng may mặc giảm nhiều ở mức 10,5%,
Trong đó Quảng trị giảm 25,4%; Thanh hoá giảm 24,8%; Quảng Bình giảm 23,9%; Phú Thọ giảm 16,5%; Lai Châu giảm 12,8%; Nghệ An giảm 12,4%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 3 đạt 26,3 nghìn tỷ đồng, giảm 17,3% so với tháng trước và tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm mạnh so với tháng trước: Điện Biên giảm 44,1%; Gia Lai giảm 18,1%; Hậu Giang giảm 17,4%; Bình Định giảm 12,2%; Long An giảm 12%.
Doanh thu du lịch lữ hành trong tháng đạt 2 nghìn tỷ đồng, giảm 7,9% so với tháng trước và giảm 29,4% so với cùng kỳ năm trước.
Một số địa phương có doanh thu tăng so với tháng trước: Thừa Thiên Huế tăng 17%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,5%; Hà Nội tăng 0,8%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 0,6%. Một số tỉnh có doanh thu giảm mạnh: Điện Biên giảm 43,4%; Kiên Giang giảm 28,2%; Bắc Kạn giảm 25,9%; Long An giảm 12%; Vĩnh Long giảm 11,9%.
Tính chung 3 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, loại trừ yếu tố giá tăng 9,2% (cao hơn mức tăng 5,1% của cùng kỳ năm 2014).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 3 tháng của khu vực kinh tế Nhà nước đạt 86,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng số và tăng 1,6%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 678,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 85,8%, tăng 11,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 25,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,3%, tăng 11%.
Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I, bán lẻ hàng hóa đạt 604,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,4% tổng số và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 89,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4%, tăng 8,8%; dịch vụ khác đạt 90,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% và tăng 13,3%; du lịch lữ hành đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,8%, giảm 12,8%.
>> Cao bất ngờ, GDP quý I có bất thường?
Khánh Nhi